Overblog
Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
28 octobre 2013 1 28 /10 /octobre /2013 07:11

**************

********************

 

Plomberie

 

 

***********
************************
****************
****************************
**********
****************

 

********

***************  

 

 

 

***********

*********************

"Comment nettoyer le siphon de son évier ?" par LeBricoleur sur maTVpratique.com

 

*********

**********************

 

****************

***********************  

 

 ***********

**********************  

 

************

******************

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Partager cet article
Repost0
20 décembre 2010 1 20 /12 /décembre /2010 10:09

LHQP

 

1.Đồng nhân dự bị

2.Tả khai cung

3.Hữu khai cung

4.Thượng mã khai cung hữu thủ

5.Thượng mã khai cung tả thủ

6.Tiến bộ đản hũu

7.Thâu tâm chưởng

8.Hồi bộ tấn chưởng

 

 

9.Bàng long phong bế

10.Thoát thủ cầm nã

11.Huỳnh long quyền

12.Thối bộ khung đản

13.Phi mã hiến âm

14.Phiên thân khắc chưởng

 

 

15.Yến phượng tả dực

16.Yến phượng hữu dực

17.Thượng bộ pháo triệt

18.Song câu đoạt ngọc

 

 

19.Nhị long tranh châu

20.Phi thân cầm nã

21.Thôi tâm chưởng

22.Tuyết hoa khai đình

23.Thần tiêu thủ

24.Đại bàng chuyển dực

25.Tấn bộ thiết chưởng

26.Hầu nhi hiến đào

27.Chu tâm khiếu

28.Hồi mã thương

29.Tướng quân thâu trận

30.Hồi thân dự bị

Partager cet article
Repost0
9 novembre 2010 2 09 /11 /novembre /2010 11:43

 

Etudes de Textes ....

From : diverses sources Internet ??? ,....

 

L'argent est le moteur majeur de la comédie humaine. Il constitue le pivot de cette oeuvre Il est la puissance anonyme froide qui déteint sur les êtres, glace les passions et annule l'énergie vitale. Tous les événements sont liés de loin ou de près à ce grand thème privilégié par Balzac.

 

Le cadre de l’action du roman Eugénie Grandet, se déroule sous la période de restauration, une période qui favorise l’enrichissement du Père Grandet, on y découvre aussi les mentalités de l’époque.
Les thèmes dominants sont l’Avarice, la bonté, la générosité, la naïveté mais aussi la déloyauté et la cupidité. C’est donc ce que vous pourrez aussi développer et expliquer dans votre dissertation.

Eugénie Grandet est une fresque qui tourne surtout autour du caractère d’un personnage, ici celui de Félix Grandet qui n’est pas sans nous rappeler l’oeuvre de Molière.Le père Grandet est sans doute, après l'Avare de Molière, le plus bel avare de la littérature française.C'est un ouvrage instructif sur les mentalités sous le règne de Louis-Philippe. Il est également une étude intéressante de l'évolution de caractères différents au cours du temps, de l'inflexibilité du Père Grandet, de la perte des illusions de sa fille ....

 

 

 

Résumé du roman
A Saumur, Félix Grandet ( le père Grandet) s'est constitué, grâce à de nombreuses spéculations foncières, une fortune qui n'a d'égal que son avarice. Il règne en tyran sur son entourage : sa femme, sa fille unique, Eugènie, et sa servante Nanon. Il enferme tout à clé, et rationne toute la maisonnée.

 

Lors de ce jour de Novembre 1819, une fête est organisée pour les vingt-trois ans d'Eugènie. Y sont invités les Cruchot et les des Grassins, deux familles rivales qui espèrent marier l'un de leurs fils avec la fille du père Grandet.

Survient alors Charles Grandet, le cousin de Paris dont le charme et l'élégance ne laissent pas Eugénie indifférente. Charles est surpris de l'aspect misérable de la demeure de son oncle. Eugénie tombe amoureuse de son cousin, et peu à peu le jeune homme partage ses tendres sentiments.

Charles est porteur d'une lettre rédigée par son père et destinée à son oncle, le Père Grandet. On y apprend que ruiné, et poursuivi par ses créanciers, il s'est suicidé. Charles n'a plus un sou, mais ne le sait pas. Il est effondré de douleur d'apprendre la mort de son père. Loin de s'attendrir, le père Grandet méprise ce neveu insolvable. L'insensibilité de son père choque Eugènie.

Le jeune homme pleure jour et nuit son père et toute son infortune. Eugènie, émue, fait don à son cousin de tout son argent : des pièces de collection offertes par son père. Ce don a pour but d'aider Charles à réaliser son projet : partir aux Indes pour y faire fortune.

Charles pleure de bonheur face à la bonté d'Eugènie et lui donne en échange un nécessaire de toilette en or qui contenait le portrait de sa mère et de son père défunts.

Après de grands serments Charles et Eugènie échangent un baiser et se promettent de se marier. Puis Charles s'embarque pour les Indes afin de faire fortune et d'effacer la faillite de son père...

La vie reprend, mais le départ de Charles laisse un grand vide dans la vie d'Eugénie.

Le jour de l'an 1820, le Père Grandet demande comme chaque année, à voir tout l'or qu'il a donné à sa fille.

Quand il apprend sa disparition, il explose de colère. Malgré les menaces de son père, Eugènie refuse de livrer son secret. Le vieil avare décide alors d'enfermer Eugénie dans sa chambre. Madame Grandet, qui adore sa fille, est minée par cette décision. Elle tombe malade et s'affaiblit peu à peu. Apprenant qu'à la mort de sa mère, Eugènie, seule héritière, pourrait exiger le partage de la succession, le Père Grandet décide de se réconcilier avec sa fille.

En 1822, après deux ans d'un long martyre, Mme Grandet meurt épuisée. Grandet obtient de sa fille qu'elle renonce à l'héritage maternel. Eugènie accepte et vit à ses côtés en s'occupant de lui. Elle attend en vain des nouvelles de Charles qui ne lui écrit pas. Le père Grandet initie sa file à ses affaires, puis, en 1827, meurt à son tour, en admirant fébrilement ses écus.

 

La riche Eugènie reçoit enfin une lettre de Charles, dans laquelle il lui annonce qu'il a réussi un mariage d'argent. Il a en effet épousé mademoiselle d'Aubrion, qu'il n'aime guère, mais qui a des titres de noblesse. Eugènie se résigne alors à épouser le vieux président Cruchot de Bonfons. Elle ne pose que deux conditions : que ce mariage reste blanc et qu'il paie les dettes de son oncle.

A la mort de son mari, Eugènie revient dans la maison de ses parents. Malgré, sa fortune, elle y vit petitement, reprenant les habitudes de son père et consacrant sa fortune à des œuvres de charité. Solitaire, malgré son cœur généreux, elle mènera une existence monotone..

 

 

 

Pourquoi l'argent est un thème principal.?

Balzac a consacré plusieurs écrits à l'argent, parmi lesquels Eugénie Grandet . Cette oeuvre n'a pas seulement pour but de traiter ce thème mais d'être un document sur la société contemporaine. Balzac, romancier réaliste, peint une société dominée par l'argent. Pour cela il établit une comparaison sous entendue entre la conception de l'argent chez les Parisiens et chez les provinciaux.


La province est le lieu d'accumulation du capital, opposée à Paris, lieu de la dépense et de la prodigalité. L'écrivain a donc constaté que le point de départ en tout est l'argent, surtout qu'il a vécu un problème financier qui l'a obligé à travailler très dur durant le reste de sa vie en vue de payer ses dettes. Donc, Balzac semble très motivé d'attribuer à l'argent une si grande importance dans ses oeuvres .

 

 

Les Personnages

1/Le père Grandet était en 1789 « un maître tonnelier fort à son aise, sachant lire, écrire et compter. » A la suite de spéculations très rentables (vins, tonneaux, terres) il devint le plus imposé de l’arrondissement, c’est à dire l’homme le plus riche de Saumur, que ne démentaient pas « les yeux du bonhomme, auxquels le métal jaune semblait avoir communiqué ses teintes. » Il tenait, financièrement parlant, « du tigre et du boa : il savait se coucher, se blottir, envisager longtemps sa proie, sauter dessus : puis il ouvrait la gueule de sa bourse, y engloutissait une charge d’écus et se couchait tranquillement, comme le serpent qui digère, impassible, froid, méthodique. »

 

 

Grandet est le symbole de l'avarice dans cette œuvre. A travers lui, Balzac peint un capitalisme rural en plein développement. Il montre l'ascension d'un maître tonnelier qui, à la faveur de la vente des biens nationaux, se constitue une fortune foncière: un opportuniste qui joue de l'offre et de la demande pour vendre ses récoltes, exporte son vin jusqu'en Belgique, place son argent à Paris. A la tête de huit millions au début du livre, il lègue dix-sept millions à sa fille à sa mort. Somme considérable, quand le salaire moyen d'un employé était de deux mille francs par an.

 

Grandet est un spéculateur heureux, tout ce qu’il entreprend lui réussit parce que tout les moyens pour réussir sont pour lui bons. Quatre formulent le caractérisent : « Je ne sais pas, le ne puis pas, je ne veux pas, nous verrons cela. »

Cet homme riche à millions semblait économiser tout, même le mouvement.

 

 

 

Cet homme de bronze mène et fait mener à sa femme et à sa fille ainsi qu’à Nanon, une vie à la spartiate : le bien être qu’une telle richesse aurait dû apporter à cette famille campagnarde est totalement absent. Tout est compté : le sucre, la chandelle, le beurre, le pain, le bois, le temps. Tout est réglé selon un ordre que Grandet a décidé une fois pour toutes. Les heures des repas, les menus, les sorties, les jours de chauffage. Aucune fantaisie : il n’y a que l’aridité des jours qui se suivent et le travail souterrain de Grandet qui amasse l’argent.

Dans cette maison silencieuse, l’activité se déploie la nuit : on s’agite, on échange, on transporte. « En effet, peu dormeur, Grandet employait la moitié de ses nuits aux calculs préliminaires qui donnaient à ses vues, à ses observations, à ses plans, leur étonnante justesse et leur assuraient cette constante réussite de laquelle s’émerveillaient les Saumurais. Tout pouvoir humain est un composé de patience et de temps.»

 


Dans Eugénie Grandet, où l’argent est improductif, les deux frères Grandet ont amassé une fortune ; l’un la dépense jusqu’à la faillite et au suicide ; l’autre l’entasse.

La maison Grandet relève de la machine à arrêter le temps.

La provincialité, chez les Grandet, est économe, avaricieuse.

L’action de Grandet est négative. Elle empêche les corps de se transformer, de s’user. La vie est caricaturée : on compte tout, à heures fixes. On ne séduit pas, on ne consomme pas. Chez Eugénie, même le mariage est blanc.

 


Cette avarice est prouvée par ses dépenses limitées et son aspect vestimentaire invariable "Toujours vêtu de la même manière".Ainsi, son comportement reflète entièrement son avarice. Il était à la fois cruel et rusé. Sa cruauté atteint sa fille lorsqu'elle donne son or, sa femme lorsqu'elle tombe malade.
L'avarice l'a rendu plus rusé. En utilisant bégaiement et surdité il réussit ses marchés et aboutit à convaincre Eugénie de lui céder son héritage. L'avarice et l'amour ont creusé un grand écart entre Grandet et la religion. En agonisant, il n'évoque que l'argent « Mets de l'or devant moi, ça me réchauffe »,  « Prends soin de tout ça. Tu me rendras compte de tous ça là bas. »
Par l'intermédiaire de Grandet, Balzac montre que l'avarice est une passion exemplaire à laquelle se résume toutes les autres :volonté fixe et illimitée de posséder le monde, de le ramener à soi, de l'absorber et par-là d'échapper à la mort, c'est à dire la dépense vitale.

 

 

2/Charles_C' est encore à cause de l'argent que le personnage de Charles apparaît dans l’œuvre et dans la vie d'Eugénie . Et pour analyser l'argent et son influence sur Charles, il faudrait bien évoquer le milieu ou il est né. Charles Grandet est issu d'une famille riche, donc il a vécu dans un milieu de luxe où l'argent a une grande importance. En outre , Annette avait une influence sur sa personnalité. « Elle le féminisait et le matérialisait » . Le changement de sa situation matérielle, sa faillite l'a poussé à accepter l'argent offert par Eugénie et à partir pour l'Inde. C’est là qu'il a bâti sa fortune grâce au commerce et à la traite des nègres, incarnant ainsi une autre face sauvage, prédatrice du capitalisme. Tout cela contribue à changer son attitude envers l'argent ; donc Charles, devenu arriviste, rejette l'amour d'Eugénie en se mariant avec une autre pour parvenir à une grande fortune et une grande situation politique. L'argent refroidit les cœurs , les contracte, les dessèche.

 

 

 

3/Les Grassin et les Cruchot_Les deux familles matérialistes envisagent le mariage d'Eugénie avec un membre de leur famille afin d'accéder à la fortune considérable qu'elle héritera car eux seuls peuvent en estimer la valeur.
Le président de Bonfon était le plus grand arriviste : il a épousé Eugénie rien que pour sa fortune, ce qui est prouvé par le mariage blanc. Pour eux Eugénie n'était qu'une dot.

 

 

4/Eugénie Grandet_L'argent n'avait pas d'importance pour Eugénie. Son éducation comme femme de province et l'avarice de Grandet ont créé chez elle une indifférence contre tout effet de l'argent. Eugénie, généreuse, aboutit à la satisfaction des gens par l'intermédiaire de son argent : l'or qu'elle donne à Charles, la liquidation, les travaux de charité sans réaliser sa propre satisfaction. Pour elle la fortune n'est ni pouvoir, ni consolation".
Son indifférence envers l'argent est prouvée par son mariage blanc avec un époux arriviste qui désirait sa mort. L'argent est bien le masque de la mort. La seule issue qui reste à l'héroïne consiste à dépenser l'argent accumulé, à contredire la loi du père en substituant à la loi de l'accumulation une logique ou les personnages balzaciens espèrent un salut que la terre ne lui a pas donné. « Eugénie marche au ciel accompagné d'un cortège de bienfaits ».

 

 

5/Mme Grandet et Nanon_comme femmes de Province n'ont même pas été en mesure d'évaluer l'importance de l'argent. Elles supportent l'avarice de Mr Grandet et ne discutent aucune décision financière de sa part. Donc, elles incarnent une relative indifférence envers l'argent.

 

 

 

Conclusion

Il résulte de ce qui précède que l'argent contrôle les relations entre les personnages, leurs sentiments et leurs ambitions. Il représente l'enfer de la vie moderne et le moteur inévitable de l'égoïsme social.
Eugénie Grandet dépeint un monde terrible, froid, d'où la vie est peu à peu bannie par le règne monotone des calculs et de l'intérêt humain.

Partager cet article
Repost0
21 juin 2010 1 21 /06 /juin /2010 09:02

Ôn Tễ diệu phương

 

Tứ Nghịch Thang

( Thương hàn luận )

Thành phần:

Thục Phụ tử 10 - 20g

Chích thảo 4 - 8g

Can khương 8 - 12g

 

 

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: Hồi dương cứu nghịch.

 

Giải thích bài thuốc:

Thục Phụ tử tính vị cay, đại nhiệt, ôn phát dương phát dương khí, khu tán hàn tà là chủ dược.
Can khương ôn trung tán hàn hợp với Phụ tử gia tăng tác dụng hồi dương.
Chích thảo ôn dưỡng dương khí làm giảm bớt tính cay nóng của Khương, Phụ.

 


Ứng dụng lâm sàng:

Bài thuốc trị các chứng bệnh ở Thiếu âm dương khí suy kiệt âm hàn nội thịnh sinh ra chân tay quyết lạnh, nằm co sợ lạnh, tinh thần mỏi mệt thích nằm hoặc đại tiện lỏng nước trong, bụng đau lạnh, miệng nhạt không khát, lưỡi tái rêu trắng, mạch trầm vi khó bắt hoặc do chứng dùng thuốc phát hãn quá mạnh gây nên chứng vong dương, bệnh tùy nặng nhẹ mà sử dụng bài thuốc có gia giảm.

Trường hợp chân tay quyết lạnh do chứng tiêu chảy nặng do mất nước âm dịch suy vong nên dùng bài thuốc gia thêm Nhân sâm gọi là bài TỨ NGHỊCH NHÂN SÂM THANG để hồi dương cứu âm.
Trường hợp bệnh Thiếu âm tả lî chân tay quyết lạnh, mạch vi khó bắt, dùng bài Tứ nghịch thang bội Can khương gọi là bài THÔNG MẠCH TỨ NGHỊCH THANG ( Thương hàn luận) để ôn lý, thông dương mạnh hơn.
Trường hợp bệnh thiếu âm hạ lợi, chân tay quyết nghịch, mặt đỏ, mạch vi là chứng âm hàn thịnh ở dưới, bức hư xông lên có thể dùng Tứ nghịch thang gia Thông bạch bỏ Cam thảo gọi là bài BẠCH THÔNG THANG ( Thông hàn luận ) để thông dương phục mạch.
Trường hợp hạ lợi không cầm, mặt đỏ, nôn khan, bứt rứt chân tay, quyết nghịch, mạch không bắt được dùng Bạch thông thang gia thêm nước tiểu người, nước mật heo gọi là bài BẠCH THÔNG GIA CHƯ ĐẢM THANG ( Thương hàn luận).

 

 

 

 

Phuong tê

-Thành phần:    

 Phụ tử      2-4 đc

 Can khương          1-2 đc

 Cam thảo   1-2 đc .

 

 

- Cách dùng: Nhất loạt ngày uống 1 tễ, sắc với nước, chia làm 2 lần uống.

- Công dụng: Hồi dương cứu nghịch, ôn trung chỉ tả.

- Chủ trị: Âm hàn thịnh ở trong, dương khí suy vi, tứ chi nghịch lạnh, ỉa ra cốc (thức ăn cơm gạo), nát, hoặc ra mồ hôi lạnh, nôn mửa đau bụng, mạch trầm hoặc nhỏ như tơ muốn đứt, rêu lưỡi trắng trơn.

 

 

- Giải nghĩa của phương: Phương này là phương tễ đại biểu của hồi dương cứu nghịch. Phụ tử cay nhiều nóng nhiều, là yếu dược hồi dương khử hàn, tác dụng ở toàn thân, là sức nhanh chóng mà chẳng ở lâu. Can khương ôn trung án hàn, tác dụng ở trường vị, đánh mạnh (cường kình) mà giữ lâu. Do đó, tiền nhân nói rằng: “Phụ tử chạy mà không giữ, Can khương giữ mà không chạy” (Phụ tử tẩu nhi bất thủ, Can khương thủ nhi bất tẩu), hai thứ thuốc cùng phối thì tác dụng hồi dương càng rõ thêm. Cam thảo cam hoãn, nói chung có tác dụng tư dưỡng âm dịch, có thể hòa hoãn tính mạnh mẽ của Khương, Phụ, phát huy thêm tác dụng hồi dương cố thoát. “Thương hàn luận” cấp cứu vong dương, thường lấy Tứ nghịch thang làm chủ phương. Trước hết là đi ỉa dễ mà dẫn đến vong dương thì ứng dụng rất nhiều. Phương này cùng dùng Khương Phụ đối với chứng ỉa dễ mà vong dương tự nó càng thích hợp.

Nếu thấy mặt hồng, vật vã là chứng “chân hàn giả nhiệt”, khi uống dùng phương này nên để mát thuốc mà uống là hợp, đó là nói: “Trị hàn dĩ nhiệt, lương nhi hành chi”. Không thế thì có thể ngược lại tăng táo ở trên có lúc sẽ đến mức miệng mũi ra máu.

- Cách gia giảm thường dùng: Tứ nghịch gia Nhân sâm thang là phương này gia Nhan sâm, trị dương khí suy vi, khí huyết đều suy, sợ lạnh, mạch vi, gia Nhân sâm để ích khí huyết mà mạch trở lại. Lại gia Thục địa, Đương quy tên là Lục vị hồi dương ẩm trị bệnh nhiệt tích trong đó âm dịch hao tổn trước, vong dương sau, cho nên ở trong hồi dương cứu nghịch thêm Đương quy, Thục địa để giúp âm dịch.

 

 

 

Đương quy Tứ Nghịch Thang

Thành phần và phân lượng:

Đương quy 3-4g, Quế chi 3-4g, Thược dược 3-4g, Mộc thông 2-3g, Đại táo 3-6,5g, Tế tân 2-3g, Cam thảo 2-2,5g.

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Công dụng: Trị các chứng cước, đau vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng, ỉa chảy, đau khi có kinh, chứng lạnh ở những người chân tay lạnh.

 

 

Giải thích:

Theo sách Thương hàn luận: Đây là bài thuốc gia giảm của Quế chi thang, bỏ Sinh khương, thêm Đại táo, Đương quy, Tế tân, Mộc thông. Cũng có thể coi đây là bài thuốc gia giảm của Đương quy kiến trung thang. Thuốc dùng trị tình trạng tuần hoàn máu bị cản trở do hư hàn ở bên ngoài (chẳng hạn như bệnh cước khí, sán thống v.v...).

Theo các tài liệu tham khảo khác: Đối tượng của bài thuốc này là những người chân tay bị lạnh, mạch tế. Thuốc còn dùng cho những người khi chân tay bị lạnh là hơi ứ lại trong bụng làm cho bụng đau, tức là những người mà người xưa gọi là bụng sán khí (sán khí phúc). Bài thuốc này cũng rất tốt đối với chứng cước, đau thần kinh hông, sán thống ruột, viêm phúc mạc mạn tính, thoát tử cung, đau bụng do tử cung và các phần phụ.

Cần phải xem đây là bài thuốc gia giảm của Đương quy kiến trung thang, đối tượng của nó là những người "bị lạnh chân tay, mạch tế". Bài thuốc này dùng cho chứng mà người xưa gọi là sán khí, tức là phần bụng nhìn chung là hư mãn, cơ thẳng bụng của bụng cǎng, sờ vào bụng thì thấy phía ngoài bụng có vật chướng, song ấn tay xuống thì chỗ đó mềm, hơi dễ ứ lại trong bụng.

Sách Y thánh phương cách viết: "Những người bị thoát huyết (gọi chung tất cả những người thất thoát dịch phân) thức ǎn thức uống ứ lại ở vùng bụng trên, đầu đau hoặc toàn thân đau thì phải dùng Đương quy tứ nghịch thang".

Partager cet article
Repost0
17 juin 2010 4 17 /06 /juin /2010 07:44

Trung hòa diệu phương

 

Tiểu sài hồ

Thành phần và phân lượng: Sài hồ 4-7g, Bán hạ 4-5g, Sinh khương 4g, Hoàng cầm 3g, Đại táo 2-3g, Nhân sâm 2-3g, Cam thảo 2g.

 

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Công dụng: Thuốc dùng trong các trường hợp bị buồn nôn, ǎn uống không ngon miệng, viêm dạ dày, hư nhược vị tràng, cảm thấy mệt mỏi và các chứng của giai đoạn sau của cảm cúm.

Giải thích:

Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này còn có tên là Sankinto (Tam cấm thang).

Đây là bài thuốc tiêu biểu của các bệnh nhiệt ngực và cũng là bài thuốc cơ bản trong các bài thuốc Sài hồ. Thuốc này được dùng cho những người có cảm giác tức tối khó chịu từ vùng lõm thượng vị cho tới mạng sườn như là nén vào xương sườn, lưỡi có rêu trắng, miệng đắng, dẻo, bụng đầy cứng, buồn nôn, người lúc nóng lúc lạnh, phần nhiều những người mắc các chứng của bài thuốc này thường hay kiêng khem. Đây là bài thuốc cải thiện thể chất và được ứng dụng rộng. Bài thuốc này có tên là Tam cấm thang là do xuất phát từ "bệnh trạng phải cấm 3 thứ: hãn, thổ, hạ".

Sách Phương hàm loại tụ ghi: "bài thuốc này nhằm vào những người đầy tức ngực sườn, người lúc nóng lúc lạnh, ǎn uống kém ngon, nôn, ù tai".

 

Theo các tài liệu tham khảo: Bài thuốc này dùng khi biểu tà đã tiêu tan, bệnh đã tiến vào phần thiếu dương, tức là ở khoảng bán biểu bán lý, thể hiện dưới dạng đầy tức ở ngực sườn. Phần thiếu dương nằm ở xung quanh màng hoành cách, chỗ phế quản, màng sườn, phúc mạc, gan và mật, dạ dày. Ngực sườn đầy tức là vì khu vực xung quanh rẻ cuối cùng xương sườn, ở các phần da, cơ và các tổ chức dưới da của sườn bị viêm và bị cǎn dị thường gây ra, người cảm thấy đầy tức khóc chịu như có cái gì chèn đầy ngực, nếu ấn tay vào vùng cánh cung của xương sườn thì thấy chối và đau nhói. Hiện tượng này là do sự sưng tấy thành các cục rắn ở các vị trí nói tên vì nhiệt bên trong gây ra, ngay tuyến bạch mạch thành ngực cũng sinh ra hiện tượng sưng tấy thành các cục rắn này. Ngoài ra, mạch trầm và huỳên, ǎn uống không thậy ngon miệng, miệng đắng, lưỡi có rêu trắng, nôn mưả, người lúc nóng lúc lạnh, tim đập mạnh, cổ cứng, tai ù. Và theo đường kinh lạc của Can và Đởm, cái đau kéo từ cổ xuống tới tận hạ bộ. Bài thuốc này cũng có thể dùng khi không nhất thiết là có sốt rét và nôn mửa, và cũng có thể dùng khi chứng đầy tức ở vùng mạng sườn không thể hiện rõ rệt lắm.

Partager cet article
Repost0
16 juin 2010 3 16 /06 /juin /2010 06:58

Lục Vị Địa Hoàng Hoàn

Tiểu nhi dược chứng trực quyết.

 

Lục vị hoàn
Đan bì 9
Bạch linh 9
Trạch tả 9 
Thục địa 24
Sơn thù 12
Hoài sơn 12
 
 
 

Cách dùng:  Luyện mật làm hoàn ngày uống từ 8-12 g ngày dùng từ 2-3 lần uống với  nước sôi để nguội hoặc nước muối lạt.

Tác dụng: Tư bổ can thận

Đây là bài thuốc chủ yếu bổ cho thận âm, chữa can thận âm hư, hỏa bốc, phạm vi chữa bệnh rất rộng rãi

Theo Giải thích các bài thuốc hậu thế: Bài thuốc này dùng cho những người sức khỏe yếu, sinh lý suy nhược, liệt dương, di tinh, ù tai, những người bước sang tuổi già, lưng đau, mắt mỏi và thị lực giảm sút. Bài thuốc này cũng có thể dùng dưới dạng sắc uống như Bát vị địa hoàng thang. Trong trường hợp khó phân biệt nên dùng bài thuốc này hay Bát vị hoàn bỏ Phụ tử mà thêm Hoàng bá.

 

 

Theo Liệu pháp đông y thực dụng: Thuốc dùng cho những người dễ bị mệt, vai dễ mỏi, đôi khi bị chóng mặt, nặng đầu, có cảm giác bải hoải ở vùng từ thắt lưng trở xuống, đầu gối dễ bị trẹo, đêm đi tiểu nhiều lần và mỗi lần tiểu tiện thường lại muốn uống nước, dùng tay nắn phía trên và dưới rốn người ta thấy cơ bụng phía dưới rốn yếu hơn ở phía trên rốn rất nhiều. Những người bị các chứng như vậy thì bài thuốc này rất hiệu nghiệm.

 

 

Hạ cholesterol trong máu, xuất huyết tử cung cơ năng ...bệnh về mắt như viêm thị thần kinh, viêm võng mạc trung tâm, teo thị thần kinh gia thêm Đương qui, Sài hồ, Cúc hoa, Ngũ vị để chữa có kết quả nhất định

Bài thuốc này được dùng nhiều trên lâm sàng chữa bệnh mãn tính như suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, lao phổi , lao thận, bệnh tiể đường. viêm thận mãn, cường tuyến giáp, huyế áp cao, xơ vỡ mạch, phòng tai biến, mạch máu não, có hội chứng can thận âm hư đều có thể gia giảm dùng có hiệu quả tốt,

Những bệnh về mắt như viêm thị thần kinh, viêm võng mạc, Teo thị thần kinh gia: Qui đầu, Sài hồ, Cúc hoa, Ngũ vị, để có kết quả nhất định

Bài này gia: Tri mẫu, Hoàng bá gọi là” Tri bá địa hoàng hoàn”

Có tác dụng tư âm giáng hỏa mạnh hơn, dùng trong trường hợp bệnh lao, sốt kéo dài, ra mồ hôi trộm có tác dụng tốt,

Nếu gia thêm Kỉ tử Cúc hoa, gọi là bài “ Kỷ cúc địa hoàng hoàn” tác dụng chủ yếu tư bổ can thận, làm sáng mắt tăng thị lực, dùng trong trường hợp âm hư can hỏa vượng sinh ra mờ mắt, đau đầu chóng mặt, trong trường hợp suy nhược thần kinh, cao huyết áp kết quả tốt

Nếu gia Ngũ vị, Mạch môn gọi là” Mạch vị địa hoàng hoàn” dùng chữa chứng Phế thận âm hư, ho ra máu, sốt đêm ra mồ hôi, lao phổi, nếu gia Qui đầu, Bạch thược, Kỉ tử, Cúc hoa, Tật lê, Thạch quyết minh gọi là Minh mục địa hoàng hoàn, có tác dụng tư bổ can thận, tiêu tán phong nhiệt, làm sáng mắt, chữa chứng mắt khô mắt mờ, quáng gà, chứng huyết áp cao thể âm hư hỏa vượng.

Hiện nay người ta đã chứng minh được hiệu quả tốt của bài này đối với việc ngăn chặn quá trình phát triển của tế bào ung thư

Chú ý: không dùng trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, ỉa chẩy.

 

 

 

Thành phần và phân lượng:

1. Thang: Địa hoàng 5-6g, Sơn thù du 3g, Sơn dược 3g, Trạch tả 3g, Phục linh 3g, Mẫu đơn bì 3g.

2. Tán: Địa hoàng 6-8g, Sơn thù du 3-4g, Sơn dược 3-4g, Trạch tả 3g, Phục linh 3g, Mẫu đơn bì 3g.

Cách dùng và lượng dùng:

1. Thang: Có thể sắc uống như Bát vị địa hoàng thang.

2. Tán: Dùng mật ong luyện thành hoàn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g.

Công dụng: Trị các chứng đái khó, đái rắt, phù thũng và ngứa ở những người dễ mệt mỏi, lượng tiểu tiện giảm hoặc đái rắt, đôi khi miệng khát.

 

 

Giải thích:

Theo sách Tiểu nhi trực quyết: Thuốc này còn có tên là Lục vị địa hoàng hoàn. Các triệu chứng của bài thuốc này lấy triệu chứng của bài Bát vị hoàn làm tiêu chuẩn, song nó được bốc cho những người khó xác định đó là âm chứng và không dùng được Phụ tử. Do đó bài thuốc này là bài Bát vị hoàn bỏ các vị Quế chi, Phụ tử. Những người ǎn uống không ngon miệng và có chiều hướng ỉa chảy tuyệt đối không được dùng bài thuốc này.

Theo Giải thích các bài thuốc hậu thế: Bài thuốc này dùng cho những người sức khỏe yếu, sinh lý suy nhược, liệt dương, di tinh, ù tai, những người bước sang tuổi già, lưng đau, mắt mỏi và thị lực giảm sút. Bài thuốc này cũng có thể dùng dưới dạng sắc uống như Bát vị địa hoàng thang. Trong trường hợp khó phân biệt nên dùng bài thuốc này hay Bát vị hoàn bỏ Phụ tử mà thêm Hoàng bá.

Theo Liệu pháp đông y thực dụng: Thuốc dùng cho những người dễ bị mệt, vai dễ mỏi, đôi khi bị chóng mặt, nặng đầu, có cảm giác bải hoải ở vùng từ thắt lưng trở xuống, đầu gối dễ bị trẹo, đêm đi tiểu nhiều lần và mỗi lần tiểu tiện thường lại muốn uống nước, dùng tay nắn phía trên và dưới rốn người ta thấy cơ bụng phía dưới rốn yếu hơn ở phía trên rốn rất nhiều. Những người bị các chứng như vậy thì bài thuốc này rất hiệu nghiệm.

 

 

 

 

Bát vị Địa Hoàng hoàn

Thành phần và phân lượng:

Bảng

Thang Tán   Thang Tán
Địa hoàng 5-6 6-8

Phục linh 3 3
Sơn thù du 3 3-4

Mẫu đơn bì 3 3
Sơn dược 3 3-4

Quế chi 1 1
Trạch tả 3 3-4

 Gia công phụ tử 0,5-1 0,5-1

 

Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Luyện với mật ong: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g.

2. Thang.

 

Công dụng: Thuốc dùng trị các chứng đau chân, đau lưng, tê, mờ mắt ở người già, ngứa, đái khó, đái rắt, phù thũng ở những người dễ mệt mỏi, chân tay dễ bị lạnh, lượng tiểu tiện giảm hoặc do đái nhiều mà đôi khi khô cổ.

   Giải thích:

Theo Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này còn có các tên gọi khác như Thận khí hoàn, Bát vị thận khí hoàn, Thôi thị bát vị hoàng là bài thuốc dùng cho thận hư, đối tượng của bài thuốc này là những người có chức nǎng thận bị suy nhược.

Bài thuốc này ít dùng cho thanh thiếu niên, mà là bài thuốc của bệnh người già, cho nên được dùng cho những người từ trung niên trở ra. Bài này phần nhiều kiêng đối với những người ngày thường vị tràng hư nhược, có chiều hướng bị ỉa chảy, những người bị ứ nước trong dạ dày, những người bị buồn nôn và nôn mửa. Tức là, có những người sau khi uống thuốc này thì ǎn uống trở nên kém ngon. Những người như vậy không thích hợp với bài thuốc này và phải chuyển sang dùng thuốc khác.

Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc phần nhiều dùng cho những người có tuổi từ trung niên trở ra, những người bị các chứng bệnh về thận (như viêm thận, hư thận, sỏi thận, teo thận, viêm bể thận, abumin niệu, lượng tiểu tiện giảm do bị phù sau khi đẻ), miệng khát ,đau cơ lưng v.v...

Thuốc dùng trị viêm bàng quang, teo bàng quang ở người già, sỏi bàng quang, tê cơ co khít bàng quang (constrictor), tiền liệt tuyến phì đại, bí đại tiện sau mổ ở phụ nữ mới đẻ hoặc có bệnh phụ khoa, liệt dương, bí đái hoặc đái không giữ được, tiểu tiện bất lợi hoặc di niệu và bị chứng đái dầm, miệng khát, đau cơ lưng, đái ra máu v.v...

Theo Các bài thuốc đơn giản: Những đối tượng chủ yếu của bài thuốc này là:

(1) Miệng khát.

(2) Lượng tiểu tiện không bình thường (giảm hoặc tǎng).

(3) Khi lượng tiểu tiện tǎng thì số lần đi đái nhiều.

(4) Khi lượng tiểu tiện giảm thì hạ chi bị phù thũng.

(5) Tê liệt ở phần bụng dưới hoặc phần duỗi của cơ thẳng đứng của bụng bị cǎng.

(6) Lòng bàn tay và gan bàn chân cảm thấy nóng hoặc lạnh.

(7) Tình dục giảm.

(8) Đau cơ lưng.

(9) Bộ máy tiêu hóa không rối loạn (như ỉa chảy, nôn mửa hay không muốn ǎn).

(10) Cảm giác mệt mỏi.

Partager cet article
Repost0
15 juin 2010 2 15 /06 /juin /2010 08:10

Tứ vật thang
 
Bài thuốc này dành cho người bị huyết hư gây thiếu máu, mắt vàng hoặc bớt đen, hâm hấp sốt, lòng bàn chân nóng, da xanh, gầy yếu; mặt nổi trứng cá, ngứa ngáy. Nó cũng có tác dụng đối với các vấn đề về kinh nguyệt, lao tâm, suy nghĩ hại đến nhan sắc.

 


Bài Tứ vật thang gồm 4 vị: xuyên khung (8 g) và đương quy (12 g) có tính động là dương; thục địa (12 g) và bạch thược (8 g) có tính tĩnh là âm. Âm - dương phụ trợ, bổ túc cho nhau. Tùy theo bệnh, có thể gia giảm cho thích hợp. Theo Hải Thượng Lãn Ông, nên gia giảm như sau:

- Máu nóng ở gan (mặt nổi mụn): Thêm vị điều cầm (thứ hoàng cầm thật nhỏ) 6 g.

- Người gầy có đờm: Thêm chi tử, tri mẫu, hoàng bá (tất cả đều sao đen) 4 g.

- Người béo có đờm: Thêm nam tinh, bán hạ mỗi thứ 6 g.

- Huyết ứ: Thêm hồng hoa, đào nhân mỗi thứ 4 g.

- Phiền táo khó ngủ, khát nước, phát sốt: Thêm chi tử, hoàng liên mỗi thứ 4 g, tăng vị bạch thược lên, bỏ xuyên khung.

- Kinh nguyệt bế đã lâu: Thêm quế tốt, cam thảo, hoàng kỳ, khương hoạt, hồng hoa, mộc thông mỗi thứ 4 g.

- Kinh nguyệt ra rỉ rả nhiều tháng: Thêm hoàng kỳ 8 g, a giao, tục đoạn, bách diệp đều sao đen mỗi thứ 4 g.

- Trừ huyết cũ, sinh huyết mới: Thêm cam thảo rồi tán nhỏ hoàn viên với mật mà chiêu bằng giấm thanh.

Cách chế: Xuyên khung, đương quy, bạch thược, cam thảo phơi khô, tán mịn. Thục địa tẩm rượu, giã nát, chưng mật ong vừa chín tới. Trộn các vị, viên bằng ngón cái, ngày dùng 3-4 lần, mỗi lần 2 viên.

Theo kinh nghiệm của nhiều lương y, ngoài làm viên, có thể dùng các vị trên sắc uống. Dùng lâu chân huyết sẽ đầy đủ, da dẻ tươi mát, ngăn ngừa được nhiều bệnh. Nếu có điều kiện, nên kết hợp với một số phương pháp khác để thêm phần hữu hiệu như: bơi lội, tập thể dục.

(Sức Khỏe & Đời Sống)

 

 

Sach  Hòa tể cục phương :

Thành phần:

Thục địa hoàng 12 - 24g

Bạch thược 12 - 16g

Đương qui 12 - 16g

Xuyên khung 6 - 8g

 

 

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: Bổ huyết điều huyết, hoạt huyết điều kinh.

 

Giải thích bài thuốc:

Theo sách cổ đây là bài thuốc chuyên về điều huyết can kinh, trị chứng huyết hư huyết ứ sinh ra đau kinh, kinh nguyệt không đều. Trong bài:

Thục địa tư thận bổ huyết dưỡng bào cung là chủ dược.
Đương qui bổ dưỡng can huyết, hoạt huyết điều kinh.
Bạch thược dưỡng huyết hòa can.
Xuyên khung hoạt huyết hành khí sơ thông kinh mạch.
Các vị thuốc cùng dùng thành một bài thuốc có tác dụng bổ huyết điều huyết, trị các chứng huyết hư huyết trệ.

 

 

Ứng dụng lâm sàng:

Bài thuốc được dùng nhiều chữa các chứng bệnh phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắt kinh cùng nhiều bệnh khác có hội chứng huyết hư.
Trường hợp huyết hư kiêm khí hư gia Đảng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí sinh huyết.
Trường hợp có ứ huyết gia thêm Đào nhân, Hồng hoa ( là bài Đào hồng Tứ vật), để hoạt huyết khu ứ.
Trường hợp huyết có hàn gia Nhục quế, Bào khương để ôn dưỡng huyết mạch.
Nếu huyết hư sinh nội nhiệt gia Liên kiều, Hoàng cầm, Đơn bì dùng Sinh địa thay Thục địa để thanh nhiệt lương huyết.
Trường hợp huyết hư có chảy máu bỏ Xuyên khung gia A giao, Hoa hòe, Tông lư than để chỉ huyết.
Trường hợp huyết hư trệ, đau kinh gia Hương phụ chế, Uất kim để hành khí giải uất, điều kinh chỉ thống.
Trường hợp huyết hư đau đầu, váng đầu gia Bạch chỉ, Cảo bản để khu phong chỉ thống.
Trên lâm sàng có báo cáo dùng Tứ vật thang để chữa chứng mày đay, có kết quả tốt.

 

 


Phụ phương:

GIAO NGÃI THANG

( Kim quy yếu lược)

Thành phần:

Xuyên khung 8 - 12g

Đương qui 8 - 12g

Bạch thược 12 - 16g

Can địa hoàng 12 - 16g

A giao 8 - 12g

Ngãi diệp 8 - 12g

Cam thảo 4 - 6g

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: bổ huyết điều kinh, an thai, trị băng lậu.

Chủ trị: Thường dùng chữa các chứng huyết hư hàn trệ, bụng dưới đau, kinh nguyệt kéo dài lượng nhiều, động thai, băng lậu sau đẻ ra huyết kéo dài.

Đây là một bài thuốc gồm bài Tứ vật gia A giao, Ngãi diệp, Cam thảo. Chủ yếu trị chứng băng lậu và động thai.

 

 

 

QUY TỲ THANG 
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 2-3g, Bạch truật 2-3g, Phục linh 2-3g, Toan táo nhân 2-3g, Long nhãn nhục 2-3g, Hoàng kỳ 2-3g, Đương quy 2,0g, Viễn chí 1-2g, Cam thảo 1,0g, Mộc hương 1,0g, Đại táo 1-2g, Can sinh khương 1-1,5g.

 

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Công dụng: Trị các chứng thiếu máu, mất ngủ ở những người thể chất hư nhược, huyết sắc kém.

Giải thích:

Theo Tế sinh phương: Bài thuốc này dùng cho những người hư yếu, thể lực bị giảm sút, sắc mặt kém, thiếu máu, tinh thần bất an, đánh trống ngực dồn dập, hay quên, đêm ít ngủ, chỉ lo nghĩ vẩn vơ, hoặc bị sốt, đổ mồ hôi trộm, hoặc trái lại, ngủ li bì, chân tay mệt mỏi, đại tiện có chiều hướng khó, ở phụ nữ thì kinh nguyệt thất thường. Thuốc này cũng dùng cho những người hay lo nghĩ nhiều, hoặc bị hạ huyết, thổ huyết và xuất huyết.

Vốn dĩ đây là bài thuốc dùng cho những người thể chất hư nhược, vị tràng yếu bị các loại xuất huyết dẫn đến thiếu máu, hay quên và các chứng thần kinh do lao lực lao tâm quá nhiều.

Theo Chẩn liệu y điển: Dùng trong các trường hợp xuất huyết, như chảy máu ruột, chảy máu tử cung, loét dạ dày, đái ra máu, v.v... Ngoài ra, bài thuốc này còn được ứng dụng trong các trường hợp thiếu máu, hay quên, mất ngủ, đánh trống ngực dồn dập do thần kinh, ǎn uống không ngon miệng, kinh nguyệt thất thường, hysteria, thần kinh suy nhược, di tinh, lậu mạn tính, tràng nhạc mưng loét.

Theo Thực tế trị liệu: Dùng cho những người hư chứng, thể lực cũng như khí lực đều suy nhược.

 

 

 

Tế sinh phương

Thành phần:

Nhân sâm ( Đảng sâm) 12g

Phục thần 12g

Toan táo nhân sao 12 - 20g

Viễn chí 4 - 6g

Hoàng kỳ 12g

Mộc hương 4g

Bạch truật 12g

Long nhãn nhục 12g

Đương qui 8 - 12g

Chích thảo 4g

Sinh khương 3 lát

Đại táo 2 - 3 quả

 

 

Cách dùng: sắc nước uống. Có thể hòa với mật làm thành hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g.

Tác dụng: Kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.

Giải thích bài thuốc:

Bài này gồm 2 bài "Tứ quân tử thang" và " Đương qui bổ huyết thang" gia Long nhãn nhục, Toan táo nhân, Viễn chí, Mộc hương, Đại táo là 1 bài thuốc thường dùng để trị chứng tâm tỳ hư tổn. Trong bài:

Sâm Linh Truật Thảo ( Tứ quân) bổ khí kiện tỳ để sinh huyết là chủ dược.
Đương qui, Hoàng kỳ bổ khí sinh huyết.
Long nhãn, Táo nhân, Viễn chí dưỡng tâm an thần.
Mộc hương lý khí ôn tỳ.
Sinh khương, Đại táo điều hòa vinh vệ.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng ích khí kiện tỳ bổ huyết dưỡng tâm.

Ứng dụng lâm sàng:

Bài thuốc này chủ yếu trị các bệnh suy nhược có hội chứng bệnh lý tâm tỳ lưỡng hư, khí huyết bất túc sinh ra các triệu chứng mất ngủ, chán ăn, hay quên, tim hồi hộp, cơ thể mỏi mệt, sắc mặt vàng bủng, môi lưỡi nhợt, mạch yếu thường gặp trong các chứng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Trường hợp xuất huyết trong bệnh lóet dạ dày tá tràng có hội chứng khí huyết bất túc có thể dùng bài này để chữa; bỏ các vị Mộc hương, Viễn chí gia A giao, Địa du, Trắc bá diệp, Hoa hòe để tăng cường tác dụng chỉ huyết.
Trường hợp phụ nữ kinh kéo dài hoặc sanh nhiều cơ thể suy nhược hoặc sau khi mắc bệnh lâu, thời kỳ hồi phục ăn ngủ không ngon, cơ thể hư nhược đều có thể dùng bài này để chữa có kết quả tốt.

 


Phụ phương:

DƯỠNG VINH QUY TỲ THANG

( Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)

Thành phần:

Thục địa 20 - 30g

Táo nhân 4g

Phục linh 6g

Ngưu tất 8g

Mạch môn ( sao với gạo) 8g

Bạch truật 12g

Bạch thược 4 - 8g

Ngũ vị tử 6 - 8g

Nhục quế 3 - 4g

Tác dụng: Chữa tất cả các chứng lao thương phát sốt ho, thổ huyết, hâm hấp sốt, biếng ăn, mỏi mệt, mạch thốn, hồng xích, nhược. Đây là bài thuốc chủ yếu chữa khí huyết hư tổn.

 

 

ĐẠI BỒ TÂM TỲ KHÍ HUYẾT PHƯƠNG

( Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)

Thành phần:

Táo nhân, Đương qui, Bạch truật, Bạch thược, Phục thần, Nhân sâm, Viễn chí, Nhục quế, Ngũ vị ( tác giả không ghi liều lượng).

Cách dùng: sắc nước uống khi còn ấm.

Chủ trị: chứng nguyên khí đại hư, đột nhiên ngã lăn ra, sinh ra chứng thoát nên uống bài này cùng vớ Bát vị hoàn để vừa bổ thủy hỏa để sinh khí vừa bổ âm để sinh huyết.

Partager cet article
Repost0
14 juin 2010 1 14 /06 /juin /2010 08:39

Hàn nhiệt bệnh thiên

Da bị hàn nhiệt không thể nằm xuống chiếu được, lông tóc khô, mũi khô hết nhờn, không ra mồ hôi, thủ huyệt lạc của kinh Tam dương (túc Thái dương) nhằm bổ thủ Thái âm[1].

 

 

Cơ (nhục) bị hàn nhiệt làm cho phần cơ bị đau, lông tóc bị khô, môi cũng khô mất trơn nhuận, không có mồ hôi, nên thủ huyệt lạc của Tam dương (Thái dương) nhằm đuổi huyết lạc, châm bổ kinh túc Thái âm nhằm làm cho ra mồ hôi[2].

 

 

Cốt bị hàn nhiệt, làm cho người bệnh không lúc nào yên, mồ hôi chảy rót ra không thôi[3]. Nếu răng chưa bị khô thì nên thủ huyệt lạc nơi phía trong đùi kinh Thiếu âm[4]. Nếu răng đã khô thì chết, bất trị[5]. Chứng cốt quyết cũng thế [6]. Bệnh Cốt tý làm cho toàn thể khớp xương bị bất dụng mà đau nhức, mồ hôi chảy rót ra, Tâm bị phiền, nên thủ huyệt ở kinh Tam dương để bổ[7].

 

 

Thân mình nếu có chỗ bị thương, máu ra nhiều, đến nỗi trúng phải Phong Hàn khí, nếu như có khi bị té xuống đất, tứ chi bị buông lỏng không co lại được, gọi là chứng Thể nọa, nên thủ huyệt nơi Tam kết giao dưới rún - Tam kết giao thuộc kinh Dương minh và Thái âm, huyệt nằm dưới rốn 3 thốn, tức là huyệt Quan Nguyên[8].

 

 

Chứng Quyết tý là chứng mà khí quyết nghịch (của tam dương) lên trên cho đến bụng (mà thôi), nên thủ huyệt lạc của (túc Thái) âm và (túc Dương minh), tuy nhiên người thầy thuốc nên xem chủ bệnh thuộc kinh nào để mà, nếu thuộc kinh dương minh thì tả, nếu kinh thái âm thì bổ[9]. Động mạch bên cạnh của cổ là huyệt Nhân Nghênh, huyệt Nhân Nghênh thuộc kinh Túc Dương minh[10]. Huyệt nằm trước gân cổ và sau gân cổ, thuộc kinh Túc Dương minh, có tên là Phù Đột[11]. Huyệt nằm ở mạch kế bên ngoài thuộc kinh túc Dương minh, có tên là Thiên Dũ[12]. Huyệt nằm ở mạch kết bên ngoài nữa thuộc kinh túc Thái dương có tên là Thiên Trụ[13]. Huyệt nằm dưới nách thuộc kinh thủ Thái âm, gọi tên là Thiên Phủ[14]. Dương tà nghịch ở Dương kinh làm cho đầu đau, ngực bị đầy không thở nổi, thủ huyệt Nhân Nghênh[15]. Bị cảm 1 cách nhanh chóng, mạnh bạo, khí nghịch (làm cho cổ họng và lưỡi) bị cứng, thủ huyệt Phù Đột và châm xuất huyết cuống lưỡi[16]. Bị điếc 1 cách nhanh chóng, mạnh bạo, khí bị che lấp xuống dưới làm tai và mắt mất sáng, thủ huyệt Thiên Dũ[17].

 

 

Bị co quắp, động kinh 1 cách nhanh chóng và mạnh bạo, choáng váng làm cho chân không còn tuân theo thân mình nữa, thủ huyệt Thiên Trụ[18]. Bị chứng đản 1 cách nhanh chóng và mạnh bạo, bên trong bị nghịch, Can và Phế cùng đánh nhau, huyết tràn lên đến mũi và miệng, thủ huyệt Thiên Phủ [19]. Trên đây là 5 cánh cửa lớn (Thiên) gọi là Thiên Dũ Ngũ Bộ[20]. Kinh thủ Dương minh có đi vào vùng xương má và mũi lan tỏa vùng răng, gọi đây là Đại Nghênh[21]. Khi răng dưới bị đau nhức thì thủ huyệt của Tý (Thủ) Dương minh, nếu sợ (uống) lạnh thì châm bổ, nếu không sợ (uống) lạnh thì châm tả[22]. Kinh túc Thái dương có đi vào vùng xương má và mũi lan tỏa vùng răng (mạch mà nó hợp để đi vào) đó là huyệt Giác Tôn[23] . Khi răng trên bị đau nhức nên thủ các huyệt ở vùng trước xương mũi và má, nếu là lúc đang bệnh thì mạch thịnh, thịnh thì nên châm tả, nếu hư thì châm bổ, còn 1 cách nữa đó là thủ các huyệt nằm ở ngoài mũi[24]. Kinh túc Dương minh có đường đi áp theo mũi nhập vào mặt, gọi nơi đó là huyệt Huyền Lô, (đường đi xuống) thuộc vào miệng, (đường đi lên) đối lại với miệng để nhập vào mục bản, (dù ở miệng hay là ở mắt) nếu thấy có đi qua (bệnh) thì thủ huyệt châm, châm theo lối tổn hữu dư: tả bớt cái hữu dư và ích bất túc, bổ thêm cho cái bất túc, nếu châm ngược lại thì bệnh càng nặng[25]. Kinh túc Thái dương có đường thông với cổ gáy nhập vào não, đây chính là thuộc vào gốc của mắt, gọi là Nhân hệ[26]. Khi đầu hay mắt bị đau, thủ huyệt nằm ở giữa 2 đường gân giữa cổ nhập vào não, đây là nơi tương biệt vớimạch Âm kiểu và Dương kiểu, là nơi giao hội giữa các đường kinh Âm Dương, là nơi mà mạch Dương (Kiểu) nhập vào Âm, và mạch Âm (Kiểu) xuất ra ở Dương để rồi giao nhau ở khoé mắt ngoài (trong), khi nào Dương khí thịnh thì mắt mở trừng, khi nào Âm khí thịnh thì mắt nhắm lại[27].

 

 

 

Chứng Nhiệt quyết nên thủ huyệt ở kinh túc Thái âm và Thiếu dương, tất cả đều nên lưu kim lâu[28]. Chứng Hàn quyết nên thủ huyệt ở kinh túc Dương minh và túc Thiếu âm, tất cả đều nên lưu kim lâu[29]. Lưỡi bị chảy nước dãi xuống, lòng phiền muộn, thủ huyệt ở kinh túc Thiếu âm[30].

 

 

Người bị lạnh run, hai hàm đánh nhau, không ra mồ hôi, bụng bị trướng, lòng phiền muộn, thủ huyệt ở kinh thủ (Thái) âm[31]. Châm bệnh hư, nên châm lúc nó ra đi, châm bệnh thực nên châm lúc nó đến[32]. Mùa xuân thủ huyệt ở lạc mạch, mùa hạ thủ ở phận nhục và tấu lý, mùa thu thủ huyệt ở Khí Khẩu, mùa đông thủ huyệt kinh du[33]. Phàm trong tứ thời, mỗi thời phải lấy thống nhất (tề) làm chính: Lạc mạch trị bì phu, phận nhục và tấu lý trị cơ nhục, khí khẩu trị cân mạch, kinh du trị cốt tủy[34]. Ngũ tạng khí biểu lộ ra thân gồm 5 bộ (vị): vùng huyệt Phục Thố là một, vùng bắp chuối chân là hai, vùng phì tức là bắp chuối chân vậy, vùng lưng là ba, vùng các du huyệt của ngũ tạng là bốn, vùng cổ gáy là năm[35]. Trong 5 bộ trên đây, bộ nào bị ung thư thì chết[36]. Bệnh bắt đầu ở cánh tay, trước hết nên thủ huyệt ở kinh thủ Dương minh và thủ Thái âm làm cho mồ hôi ra[37]. Bệnh bắt đầu ở trên đầu nên thủ huyệt ở cổ gáy thuộc kinh túc Thái dương làm cho mồ hôi ra[38]. Bệnh bắt đầu ở vùng ống chân (hĩnh), trước hết nên thủ huyệt của kinh túc Dương minh, làm cho mồ hôi ra[39]. Châm kinh thủ Thái âm có thể làm cho mồ hôi ra, châm kinh túc Dương minh có thể làm cho mồ hôi ra, cho nên khi châm kinh âm mà mồ hôi ra quá nhiều có thể châm dứt mồ hôi bằng kinh Dương, châm kinh Dương mà mồ hôi ra quá nhiều có thể châm kinh Âm để dứt mồ hôi[40]. Cái hại của việc châm, đó là châm trúng khí mà chưa chịu rút kim ra, như vậy sẽ làm cho tinh khí bị tiết ra ngoài, hoặc châm chưa trúng khí mà đã rút kim ra sẽ làm cho khí huyết bị tích trệ[41]. Tinh khí bị tiết thì bệnh sẽ nặng mà suy tàn, khí huyết tích trệ sẽ gây thành bệnh ung và thư [42]

 

 

 

 

Hàn nhiệt thiên

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Chứng hàn nhiệt lỗi (loa) lịch, thường sinh ra ở vùng cổ và nách, đây là do khí gì đã sinh ra ?”[1].

Kỳ Bá đáp : "Đây là do độc khí của chứng thử lũ hàn nhiệt lưu lại trong mạch rồi không đi nữa, gây ra”[2].

 

 

Hoàng Đế hỏi: "Cách trị như thế nào ?”[3].

Kỳ Bá đáp : "Cái gốc của chứng bệnh này đều do ở nội tạng[4]. Ngọn của nó lên trên để xuất ra trong khoảng vùng cổ và nách, trường hợp nếu độc khí còn nổi lên ở kinh mạch mà vẫn chưa đi sâu vào vùng cơ nhục để hóa thành máu và mủ, trường hợp này dễ chữa”[5].

Hoàng Đế hỏi: "Phép trị liệu phải như thế nào ?”[6].

Kỳ Bá đáp : "Xin đi từ gốc để dần lên đến ngọn, trên con đường này ta làm thế nào để cho tà độc giảm dần, dừng lại sự phát tác của hàn nhiệt, nên thẩm xét con đường đi của tà độc trên kinh mạch nào, để từ đó chọn huyệt châm trị[7]. Nên áp dụng phương pháp bổ tả bằng cách châm kim vào chậm, hoặc rút kim ra chậm nhằm xua đuổi tà độc đang uẩn súc bên trong nội tạng, nếu như những vết ấy nhỏ như hạt lúa mạch, ta châm 1 lần là có kết quả, châm 3 lần là khỏi bệnh”[8].

 

 

Hoàng Đế hỏi: "Làm thế nào để đoán được sự sống chết nặng hay nhẹ của chứng bệnh ?”[9].

Kỳ Bá đáp : "Ta lật mí mắt lên để nhìn xem bên trong, nếu bên trong mắt có những mạch máu đỏ từ trên xuống dưới xuyên qua đồng tử đó là tình huống nguy hiểm[10]. Nếu chỉ có 1 đường mạch máu thì 1 năm sau sẽ chết[11]; Nếu có 1 đường rưỡi mạch máu thì 1 năm rưỡi sau sẽ chết[12]; Nếu có 2 đường mạch máu thì 2 năm sau sẽ chết[13]; Nếu có 3 đường mạch máu thì 3 năm sau sẽ chết[14]; Còn như thấy có đường mạch máu mà không xuyên qua đồng tử thì có thể còn trị được”[15].

 

 

 

Nhiệt bệnh thiên
Chứng bệnh Thiên khô làm cho 1 bên mình không còn hoạt động được và bị đau, lời nói chưa thay đổi, chí chưa loạn, đó là bệnh còn ở nơi phận nhục và tấu lý[1]. Nên dùng kim cự châm để châm[2]. Đó là ích cho (chính khí) đang bất túc, tổn bớt tà khí đang hữu dư, được vậy thì (chính khí) mới có thể hồi phục được[3].

 

 

Phì khí gây nên bệnh làm cho thân thể không đau đớn, tứ chi không còn co duỗi theo ý nữa, trí vẫn chưa loạn nặng lắm, tiếng nói nhỏ, ta biết bằng bệnh đó còn trị được[4]. Nếu bệnh nặng thì không nói được, bệnh này không chữa được[5]. Nếu bệnh trước hết khởi lên ở Dương, về sau lại nhập vào âm, như vậy, trước hết ta phải trị ở phần dương, rồi sau mới trị đến phần âm, làm sao cho ngoại tà theo phần phù biểu ra ngoài[5].

 

 

Nhiệt bệnh trong 3 ngày, nhưng mạch khí khẩu còn tĩnh, còn mạch Nhân nghênh thì táo, nên thủ huyệt ở các đường kinh Dương theo lối ‘ngũ thập cửu’, nhằm tả đi cái nhiệt tà, làm cho xuất mồ hôi, làm thực cho âm, tức là bổ cho âm đang bất túc[6]. Nếu thân mình bị nhiệt nặng, mạch âm dương đều tĩnh, trường hợp này không nên châm[7]. Còn như xét thấy có thể châm được thì nên châm ngay, dù cho không có ra mồ hôi, nhưng tà khí vẫn có thể tiết ra ngoài[8]. Khi nói rằng không nên châm có nghĩa là mạch đang có triệu chứng chết[9].

Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch Mạch khẩu đóng, suyễn và hơi thở ngắn, nên châm ngay, tức thì mồ hôi sẽ tự ra, châm cạn huyệt nằm ở trong khoảng ngón tay cái[10].

Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch vi tiểu, người bệnh tiểu ra máu, trong miệng khô, chết trong 1 ngày rưỡi, nếu mạch đại thì 1 ngày chết[11].

Nhiệt bệnh có khi đã ra mồ hôi mà mạch vẫn còn táo, suyễn, có khi bị nhiệt trở lại, không nên châm ở phu biểu, nếu như bị suyễn nặng hơn, nhất định phải chết[12].

Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch không táo, hoặc dù táo mà không tán, vả lại còn thêm sác, chờ trong 3 ngày sẽ có mồ hôi ra; nếu như trong 3 ngày mà không có mồ hôi thì ngày thứ 4 sẽ chết[13]. Vả lại, nếu chưa từng ra mồ hôi thì ta cũng châm phần (phu) tấu[14].

Nhiệt bệnh, trước hết là đau ở phần bì phu, mũi bị nghẹt sưng lên đến mặt, nên thủ huyệt châm ở ở bì, dùng kim số 1 theo phương pháp  ‘ngũ thập cửu’[15]. Nếu mũi bị tình trạng hà chẩn tỵ thì ta nên tìm quan hệ giữa bì và Phế, nếu không kết quả, ta tìm ở Hỏa, Hỏa tức là Tâm vậy[16].

Nhiệt bệnh, trước hết thân mình trì trệ, nóng, phiền muộn, môi miệng cổ họng đều khô, thủ huyệtở bì, dùng kim số 1 theo phương pháp ‘ngũ thập cửu’[17]. Nếu bì phu trướng, miệng khô, ra mồ hôi lạnh, nên tìm quan hệ giữa mạch và Tâm, nếu vẫn không kết quả, nên tìm ở thủy, thủy tức là ở Thận vậy[18].

Nhiệt bệnh, cổ khô, uống nhiều nước, thường hay kinh sợ, nằm xuống không ngồi dậy nổi, thủ huyệt chữa vùng phu nhục, dùng kim số 6 theo phép ‘ngũ thập cửu’[19]. Nếu như thấy khoé mắt xanh nên tìm quan hệ giữa nhục và Tỳ, nếu vẫn không kết quả, nên tìm ở Mộc, Mộc tức là Can vậy[19].

Nhiệt bệnh, mặt xanh, não đau, tay chân bồn chồn không yên, thủ huyệt ở vùng cân cốt, dùng kim số 4 theo phép chữa ‘tứ nghịch’[20]. Nếu bị vặn gân không đi được hoặc bị chảy nước mắt đầm đìa, nên tìm quan hệ giữa cân và Can, nếu không kết quả, nên tìm ở Kim, Kim tức Phế vậy[21].

Nhiệt bệnh, nhiều lần kinh sợ, cân bị khiết túng và cuồng, thủ huyệt chữa vùng mạch, dùng kim số 4, châm tả phần huyết hữu dư[22]. Nếu bị chứng mạch điên tật làm cho lông và tóc bị rụng, nên tìm quan hệ giữa huyết và Tâm, nếu không kết quả, nên tìm ở thủy, thủy tức là Thận vậy[23].

Nhiệt bệnh, thân thể nặng nề, xương bị đau, tai điếc, thích ngủ, thủ huyệt chữa vùng cốt, dùng kim số 4 theo phép’ ngũ thập cửu’ để châm cốt[24]. Nếu bị bệnh mà không ăn được, cắn răng lại, tai màu xanh, nên tìm quan hệ ở cốt và Thận, nếu không kết quả, tìm ở Thổ, Thổ tức là Tỳ vậy[25].

Nhiệt bệnh, không biết đau nhức chỗ nào, tai điếc, (tay chân) không hoạt động co duỗi được, miệng khô, Dương nhiệt nặng, có khi Âm khí làm cho hàn, đó là nhiệt ở tại tủy, sẽ chết, không trị được [26].

Nhiệt bệnh, đầu đau, từ huyệt Não Không xuống đến mắt miệng như đang bị đắng, còn mạch hệ bị đau, thường hay chảy máu mũi, đó là Quyết nhiệt bệnh, dùng kim số 3, nên quan sát sự hữu dư và bất túc để trị, nó gây thành chứng hàn nhiệt trĩ [27].

Nhiệt bệnh tay chân nặng nề, đó là trường bị nhiệt, dùng kim số 4 châm các du huyệt và các huyệt ở các ngón chân dưới, tìm quan hệ khí ở các lạc của vị (là) nơi đắc khí vậy[28].

Nhiệt bệnh, vùng rốn đau rất kịch liệt, ngực và hông sườn đau, thủ huyệt Dũng tuyền và Âm Lăng tuyền, dùng kim số 4, châm huyệt trong cổ họng[29].

Nhiệt bệnh, mồ hôi vẫn ra mà lại mạch thuận, có thể châm cho ra mồ hôi, nên thủ huyệt Ngư Tế, Thái Uyên, Đại Đô, Thái Bạch, châm tả các huyệt này sẽ làm cho nhiệt giảm bớt, châm bổ thì mồ hôi ra[30]. Nếu mồ hôi ra quá nặng, nên thủ huyệt nằm ở mạch giao ngang ở trên mắt cá trong để dứt mồ hôi[31].

Nhiệt bệnh, đã có mồ hôi, nhưng mạch còn táo thịnh, đó là Âm mạch đang cực, sẽ chết[32]. Khi có mồ hôi mà mạch còn tĩnh, thì sống[33]. Nhiệt bệnh, mạch vẫn táo mà không có mồ hôi, đó là Dương mạch đang cực, sẽ chết[34]. Mạch thịnh táo, có mồ hôi, tĩnh, sẽ sống[35].

 

 

 

Nhiệt bệnh không thể châm gồm có 9 trường hợp [36] :

-         Một là: Mồ hôi không ra, 2 gò má ửng đỏ, ói, chết[37].

-         Hai là: Tiêu chảy mà bụng bị đầy nặng, chết[38].

-         Ba là: Mắt không còn sáng, nhiệt không giảm, chết[39].

-         Bốn là: Người già, trẻ con khi bị nhiệt mà bụng đầy, chết[40].

-         Năm là: Mồ hôi không ra, ói, tiêu ra huyết, chết[41].

-         Sáu là: Cuống lưỡi bị nhiệt đến như nát lưỡi không dứt, chết[42].

-         Bảy là: Ho mà ra máu mũi, mồ hôi không ra, mồ hôi ra mà không đến chân, chết[43].

-         Tám là: Tủy bị nhiệt, chết[44].

-         Chín là: nhiệt là giật cong người, chết, thắt lưng gãy, khiết túng, răng cắn chặt[45].

 

 

Phàm 9 trường hợp nói trên, không thể châm[46].

Điều gọi là ‘Ngũ Thập Cửu thích’ gồm có [47]:

-         Hai bên mép ngoài và trong của 2 tay, mỗi bên gồm 3 huyệt, tất cả có 12 huyệt[48].

-         Trong khoảng 5 ngón tay, mỗi nơi 1 huyệt, gồm có 8 huyệt, ở chân cũng giống như thế [49].

-         Ở trên đầu, phần sâu vào trong mí tóc 1 thốn, bên cạnh 3 phân, mỗi nơi 3 huyệt, tất cả có 6 huyệt[50]. Đi sâu vô trong mí tóc 3 thốn, mỗi bên 5 huyệt, gồm 10 huyệt[51].

-         Ở trước và sau tai, dưới miệng, mỗi nơi 1 huyệt, giữa cổ gáy 1 huyệt, gồm tất cả 6 huyệt[52].

-         Đỉnh đầu 1 huyệt, Tín Hội 1, mí tóc 1, Liêm Tuyền 1, Phong Trì 2, Thiên Trụ 2 [53].

 

 

Khi nào khí bị đầy, giữa ngực phát suyễn, thủ huyệt nằm ở đầu ngón chân cái cách móng chân như lá hẹ, thuộc kinh túc Thái âm, nếu hàn thì lưu kim lâu, nhiệt thì châm nhanh, khi nào khí đi xuống mới thôi[54].

Bệnh Tâm sán đau dữ dội, thủ các huyệt thuộc kinh túc Thái âm, Quyết âm, châm cho xuất hết huyết lạc[55].

Bệnh cổ họng bị tý, lưỡi bị cuốn, trong miệng khô, Tâm phiền, Tâm thống, mép trong cánh tay đau, tay không đưa được lên đến đầu, nên thủ huyệt ở ngón tay áp út phía ngón út, cách móng tay như lá hẹ[56].

Giữa mắt bị đau, đỏ, bắt đầu đau từ khoé mắt trong, nên thủ huyệt Âm kiểu [57].

Bị chứng Phong kinh làm cho thân mình bị vặn gãy ra sau, trước hết nên thủ huyệt của kinh túc Thái dương ở giữa kheo chân, châm xuất huyết ở huyết lạc[58]. Nếu trung khí có hàn khí, nên thủ huyệt Tam Lý [59]. nếu bị bí tiểu, nên thủ huyệt Âm kiểu và thủ huyệt nằm ở chòm lông Tam mao, xuất huyết lạc[60].

Con trai bị bệnh cổ độc, con gái như bị tử, thân thể, thắt lưng, cột sống như bị rã rời, không muốn ăn uống, trước hết nên thủ huyệt Dũng Tuyền, châm cho ra máu, nên xem kỹ vùng trên bàn chân, nếu bị thịnh, nên châm cho xuất huyết cho hết mới thôi[61].

Theo : LK 21 ,23 ,70

 

 

 

Partager cet article
Repost0
13 juin 2010 7 13 /06 /juin /2010 13:36

Bổ pháp diệu phương

 

Bổ trung ích khí thang

Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 4g, Truật 4g, Hoàng kỳ 3-4g, Đương quy 3g, Trần bì 2g, Đại táo 2g, Sài hồ 1-2g, Camthảo 1-1,5g, Can sinh khương 0,5g, Thǎng ma 0,5-1g.

 

 

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Công dụng: Dùng cho người thể chất hư nhược, mệt mỏi, suy nhược sau khi bị bệnh, ǎn uống kém ngon, đồ mồ hôi trộm ở những người nguyên khí kém, chức nǎng vị tràng suy nhược và người dễ mệt mỏi.

 

 

Giải thích:

(1) Bài thuốc này còn có tên gọi khác là Y chủ thang bởi công hiệu đứng đầu trong các bài thuốc bổ cúa nó.

(2) Xuất xứ của bài thuốc là phần Nội thương trong Biện hoặc luận (của Lý Đông Viên).

(3) Bài thuốc có tên Bổ trung ích khí thang với ý nghĩa có tác dụng bổ trung, ích khí.

(4) Thuốc được dùng cho những người bị hư chứng hơn là ở Tiểu sài hồ thang, theo thứ tự Tiểu sài hồ thang > Sài hồ khương quế thang > Tiêu dao tán > Bổ trung ích khí thang.

(5) Nhân sâm, Truật, Trần bì và Cam thảo có tác dụng bổ vị làm cho vị khỏe ra; Hoàng kỳ và Đương quy tǎng thêm dinh dưỡng cho da, trị chứng đổ mồ hôi trộm; Sài hồ và Thǎng ma có tác dụng giải nhiệt, Sinh khương và Đại táo có tác dụng điều hòa các vị thuốc và làm tǎng hiệu quả của bài thuốc.

Theo Thực tế chẩn liệu: Thuốc dùng cho những người hư chứng, dễ mệt mỏi, thành bụng đàn hồi kém. Thuốc được ứng dụng trị cảm mạo ở người hư nhược, viêm màng phổi, lao phổi, viêm phúc mạc, gầy về mùa hè, suy nhược sau ốm, lòi dom, liệt dương, bán thân bất toại, chứng tháo mồ hôi, v.v...

 

 

 

Bài thuốc quý chữa bệnh trĩ
 
 Theo YHCT, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ là do: “Ham ăn đồ hậu vị, hoặc do rượu chè, dâm dục, lo nghĩ... uất nhiệt tích độc mà sinh ra...” (Danh y Tuệ Tĩnh).
 Tỳ hư thì do các nguyên nhân sau: Thứ nhất là do chất dinh dưỡng trong thức ăn không đầy đủ hoặc do ăn uống bừa bãi. Thứ mà các danh y gọi là “ham ăn đồ hậu vị” chính là các loại thức ăn, uống cay nóng như tiêu, ớt, cà phê, rượu, chè... làm chức năng vận hóa của tạng tỳ bị tổn thương. Thứ hai là do tình chí con người bị kích thích quá mức, đã được YHCT đúc kết là “lo quá hại tỳ”. Thứ ba là do tạng thận vì “sắc dục quá độ” làm cho nguồn tinh khí bị hao tán, nên không đủ để đưa lên nuôi dưỡng tỳ dương. Tỳ đã hư thì làm cho vị (có quan hệ biểu lý với tỳ) cũng suy theo. Khi tỳ vị đã suy

yếu thì không vận hóa được thủy cốc, nên tinh hoa đồ ăn uống không biến thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể mà thành thấp nhiệt, đàm trọc ứ đọng làm phát sinh các búi trĩ, tạo thành dịch tiết gây ngứa ngáy vùng hậu môn. Tỳ hư không làm chủ được cơ nhục, làm cơ nhục bị nhẽo (khí hư gây hạ hãm), nên các búi trĩ cùng khối da, cơ vùng hậu môn sa xuống. Tỳ hư không thống nhiếp được huyết, làm chảy máu khi đi đại tiện. Nhiệt tích đọng ở trường vị làm hao huyết, khô tân dịch nên đại tiện bị táo bón.

 


Như vậy có thể khẳng định rằng tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị làm tỳ vị hư yếu mới làm bệnh trĩ bùng phát. Vì vậy, để chữa trị và dự phòng sự tái phát của bệnh trĩ, ngoài việc điều trị triệu chứng (làm tiêu các búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu...) thì phải tập trung vào điều trị gốc bệnh, tức là phải điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, giữ được trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái, có quan hệ tình dục chừng mực, và đặc biệt là phải lấy việc bổ dưỡng tỳ vị làm chính. Trong số hàng nghìn bài thuốc cổ phương của YHCT, có một bài thuốc nếu biết gia giảm

thích hợp, thì có thể vừa điều trị triệu chứng vừa điều trị nguyên nhân bệnh trĩ rất hiệu nghiệm, đó là bài “Bổ trung ích khí” do Lý Đông Viên, một danh y Trung Quốc chế ra. Bài thuốc gồm các vị sau:

Hoàng kỳ (tẩm mật ong, sao thơm) 12g, nhân sâm 4g (có thể thay bằng bố chính sâm 12g), bạch truật (sao với gạo) 8g, đương quy (tẩm rượu rồi chưng lên) 8g, cam thảo (sao với mật ong) 4g, thăng ma (sao với rượu) 6g, trần bì (sao thơm) 6g, sài hồ 6g. Nếu đại tiện ra máu nhiều, gia thêm cỏ lọ nồi (sao đen) 8g, hoa hòe (sao thơm) 8g. Nếu nóng rát, tiết dịch nhiều ở vùng hậu môn gia hoàng bá (sao vàng) 6g.

 

 


Bài “Bổ trung ích khí” gia giảm trên có tác dụng như sau:
 
- Điều trị các triệu chứng:
Làm mất cảm giác tức nặng vùng hậu môn - trực tràng, nâng các búi trĩ và tổ chức da cơ lên có thăng ma, sài hồ. Chống táo bón có đương quy, hoàng bá, hoa hòe. Trừ đàm thấp gây tiết dịch, viêm nhiễm có trần bì, hoàng bá, thăng ma. Làm sạch tổ chức hoại tử và sớm tái tạo tổ chức mới nhờ hoàng kỳ, đương quy, bạch truật. Làm bền vững thành mạch, chống chảy máu nhờ cỏ mực, hoa hòe.


- Điều trị nguyên nhân:
Như đã phân tích, muốn điều trị và dự phòng tái phát bệnh trĩ, cần phải chữa vào gốc bệnh, tức là phải ưu tiên bổ dưỡng tỳ vị là chính. Vì vậy, cấu tạo của bài thuốc có đến 5 vị thuốc để kiện tỳ, bổ vị, kích thích ăn uống là hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, nhân sâm, trần bì.
Với tác dụng như vậy nên bài thuốc “Bổ trung ích khí” gia giảm điều trị hiệu nghiệm bệnh trĩ nội độ I và II. Nếu trĩ độ III, IV, trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại thì vừa dùng các phương pháp khác làm rụng các búi trĩ, đồng thời uống kèm với bài thuốc này cho đến khi lành vết thương. Để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát, những lúc người bệnh có cảm giác tức nặng, nóng rát vùng hậu môn hoặc đại tiện táo bón nên uống từ 3-5 thang “Bổ trung ích khí” gia giảm cho mỗi đợt.
Cách dùng: Nếu dùng thuốc thang thì sắc như sau: Nước nhất đổ vào 3 chén nước sắc thành 1 chén, nước nhì đổ vào 2 chén nước sắc thành 8/10 chén hòa chung chia 2 lần uống sau khi ăn cơm.

 


Nếu dùng tễ: Mỗi ngày uống 20-30g chia thành 2 lần sau khi ăn cơm.
Tuy nhiên đối với các bệnh nhân bị xuất huyết ở phần trên như ho ra máu, chảy máu cam, ho, suyễn, bệnh kiết lỵ, người gầy yếu, nóng bức, hay ra mồ hôi... thì không dùng được bài này Trong cơ thể chúng ta “tạng tỳ có quan hệ biểu lý với phủ vị. Tạng tỳ có chức năng vận hóa thủy cốc, chủ về cơ nhục, thống và nhiếp huyết... Lo nghĩ quá sẽ hại tỳ. Thận dương nuôi dưỡng tỳ dương...”.

 

 

 

 

Tứ quân tử thang

Bài thuốc quý chữa nhiều bệnh
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 4g, Truật 4g, Phục linh 4g, Cam thảo 1-2g, Sinh khương 3-4g, Đại táo 1-2g.

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

 

Công dụng: Dùng trị các chứng vị tràng hư nhược, viêm dạ dày mạn tính, đầy bụng, nôn mửa, ỉa chảy ở những người gầy, sắc mặt xấu, không muốn ǎn, người dễ mệt mỏi.

 

 

Giải thích:

Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc gần với bài Nhân sâm thang trong các bài thuốc cổ, bỏ Can khương mà thêm Phục linh. Phần nhiều là người ta thêm Sinh khương và Đại táo để dùng. Đây là bài thuốc cơ bản dùng cho những người vị tràng yếu, có chiều hướng thiếu máu, sức khỏe yếu.

Tuy nhiên, những người tuy có chiều hướng vị tràng hư nhược nhưng sắc mặt hồng hào, uống thuốc này vào mà có tâm trạng như khí huyết dồn lên đầu thì không nên dùng bài thuốc này.

Thuốc này nhằm vào những người sức khỏe yếu, vị tràng hư nhược, thiếu máu và dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Mạch nhuyễn nhược, hồng đại, và vô lực hoặc mảnh mà dồn dập, bụng rão, mềm yếu mất trương lực. Trong dạ dày bị ứ nước, ǎn uống không ngon miệng, toàn thân sức khỏe bị suy nhược. Nếu có 5 chứng như cổ nhân nói: thiếu máu, mặt nhợt nhạt, tiếng nói bột bạt, chân tay rã rời, mạch yếu thì dùng bài Tứ quân tử thang. Thuốc này dùng cho nhiều bệnh khác nhau, dùng trong trường hợp toàn thân suy nhược nặng, nhất là những người do vị tràng hư nhược mà hoàn toàn không muốn ǎn uống, hoặc nôn mửa mà ǎn không được, cả mạch lẫn bụng đều hư nhược. Khí hư có nghĩa là nguyên khí hư nhược, và cũng có nghĩa là vị khí bị suy nhược vô lực.

 

 

Thuốc dùng cho những người gầy, sắc mặt kém, chức nǎng tiêu hóa của vị tràng bị suy yếu. Cơ bụng yếu và trong bụng có tiếng nước óc ách. Sau khi ǎn, chân tay mỏi, buồn ngủ .

 

 

sach Hòa tể cục phương

Thành phần:

Nhân sâm hoặc Đảng sâm 8 - 12g

Phục linh 12g

Bạch truật 8 - 12g

Chích thảo 4 - 8g

 

Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g, sắc nước uống. Có thể làm thuốc thang.

Tác dụng: Ích khí, kiện tỳ, dưỡng vị.

 

 

Giải thích bài thuốc:

Bài thuốc này còn có tên gọi là "Tứ vị thang", "Kiện tỳ ích khí thang". Đây là bài thuốc thường dùng chữa chứng tỳ vị khí hư , trong bài:

Nhân sâm hoặc Đảng sâm tính ngọt ôn kiện tỳ, ích khí dưỡng vị là chủ dược.
Bạch truật vị đắng ôn kiện tỳ táo thấp.
Phục linh ngọt nhạt hợp với Bạch truật để kiện tỳ thẩm thấp, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ vị.
Cam thảo ngọt ôn bổ trung hòa vị.
Các vị thuốc hợp lại tính dược ngọt ôn có tác dụng ích khí kiện tỳ dưỡng vị.

 

 

Ứng dụng lâm sàng:

Đây là bài thuốc để bổ trung khí kiện tỳ vị, nhiều bài thuốc chữa những rối loạn tiêu hóa biểu hiện tỳ khí hư nhược đều dùng bài thuốc này gia giảm.

Trường hợp tỳ vị hư nhược kiêm có khí trệ như: ợ hơi, vùng thượng vị đầy tức gia thêm Trần bì để lý khí hóa trệ gọi là bài DỊ CÔNG TÁN ( Tiểu nhi dược chứng trực quyết) thường dùng chữa chứng rối loạn tiêu hóa, ăn kém, đầy bụng kết quả tốt.
Trường hợp tỳ vị khí hư có đàm thấp triệu chứng là ho đàm, nhiều đàm trắng trong, khó thở, thường gặp trong bệnh viêm phế quản mạn gia thêm:

Trần bì, Bán hạ chế để lý khí hóa đàm gọi là bài LỤC QUÂN TỬ THANG ( Y học chính truyền). Trường hợp viêm phế quản mạn tính gia thêm Tử uyển, Khoản đông hoa, Bạch tiền, Bối mẫu để giáng khí hóa đàm chỉ khái.
Trường hợp tỳ vị khí hư kiêm hàn thấp . Triệu chứng bụng đầy đau, ợ hơi hoặc nôn, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng, dày nhớt gia Trần bì, Chế Bán hạ, Mộc hương, Sa nhân để hành khí chỉ thống, giáng nghịch hóa đàm, gọi là bài: HƯƠNG SA LỤC QUÂN TỬ THANG ( Hòa tể cục phương). Trên lâm sàng thường dùng chữa viêm lóet dạ dày hành tá tràng thể hư hàn có hội chứng hàn thấp trệ ở trung tiêu có kết quả tốt.

 

 

Phụ phương:

SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN

( Hòa tể cục phương)

Thành phần:

Đảng sâm 80g

Bạch linh 80g

Bạch truật 80g

Sơn dược 80g

Chích Cam thảo 80g

Sao Biển đậu 40g

Liên nhục 40g

Ý dĩ nhân 40g

Sa nhân 40g

Cát cánh 40g

( có bài dùng Trần bì hoặc gia thêm Đại táo)

Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi nguội hoặc làm thuốc thang sắc nước uống.

Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, thẩm thấp hòa vị, lý khí hóa đàm.

Chủ trị: dùng chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng mạn tính, ăn kém tiêu chảy hoặc trường hợp viêm cầu thận mạn thuộc thể tỳ hư hoặc trường hợp lao phổi, ho đàm nhiều, chán ăn, cơ thể mệt mỏi thuộc thể tỳ phế khí hư , dùng bài thuốc này đều có kết quả tốt.

 

 

 

CỐM BỒ TỲ

( Khoa Nhi Viện Đông y Hà nội)

Thành phần:

Bạch biển đậu sao 200g

Ý dĩ nhân sao 200g

Hoài sơn sao 200g

Đảng sâm sao 200g

Cốc nha 100g

Liên nhục ( bỏ tim) 100g

Nhục khấu 30g

Trần bì 30g

Sa nhân 30g

Cách dùng: Trần bì, Sa nhân, Nhục khấu sắc nước, các vị khác tán bột mịn hòa nước thuốc cùng ít mật đường làm thành dạng cốm.

Tác dụng: chủ yếu là kiện tỳ hành khí tiêu thực.

Chữa trị: trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài có kết quả tốt.

 

 

 

ĐIỀU BỒ TỲ PHẾ PHƯƠNG

( Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)

tức là bài Tứ quân tử thang gia giảm gồm các vị:

Nhân sâm hoặc Đảng sâm 8g

Bạch truật ( sao vàng) 8 - 12g

Phục linh ( tẩm sữa) 8 - 12g

Chích thảo ( tẩm mật sao) 3g

Thục địa ( nướng cho thơm) 4 - 6g

Liên tử ( bỏ vỏ ruột sao thơm) 4 - 8g

Gừng nướng 3 lát

Đại táo 2 quả

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: kiện tỳ khí, dưỡng tỳ âm.

Chữa trị: chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, suy dinh dưỡng có kết quả tốt.

 

 

 

Thập toàn đại bổ thang

( theoHòa tễ cục phương

Đẳng sâm  16)
Bạch truật 12
Bạch linh12 
Cam thảo 6
Đương qui 12
Thục địa 20
Bạch thược 12 
Xuyên khung 8
Hoàng kỳ 10
Nhục quế 6 
  
 

Cách dùng: thang, sắc uống

Giải thích: Đây là bài Bát trân thang (kết hợp Tứ vật thang - gồm Đương quy, Thược dược, Địa hoàng, Xuyên khung với Tứ quân tử thang - gồm Phục linh, Truật, Nhân sâm, Cam thảo) có thêm Quế chi và Hoàng kỳ. Các chứng bệnh mà bài thuốc này trị cũng tương tự như những chứng bệnh của Nhân sâm dưỡng vinh thang, nhưng trong các chứng bệnh của bài thuốc này điều trị còn có chứng ho, cho nên có thể phân biệt được giữa hai bài thuốc

Công dụng: Bổ khí huyết. Thuốc dùng trong các trường hợp thể lực bị suy yếu sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời, ǎn uống không ngon miệng, đổ mồ hôi trộm, lạnh chân tay, thiếu máu. Bài này dùng trị các hư chứng ở thời kỳ toàn thân suy nhược vì những bệnh mạn tính, mục tiêu của bài thuốc này là trị chứng thiếu máu, ǎn uống kém ngon, da khô. Thuốc này không dùng cho những người nhiệt cao và nǎng hoạt động, hoặc những người sau khi dùng thuốc này thì ǎn uống kém ngon, ỉa chảy, sốt.

Bài thuốc này nhìn chung có tác dụng bổ sung những phần hư về khí huyết, âm dương, biểu lý, nội ngoại, và với ý nghĩa có tác dụng toàn diện như thế cho nên bài thuốc này có tên là Thập toàn đại bổ thang.

Bài thuốc này còn dùng cho những trường hợp cả khí lẫn huyết đều hư, người sốt rét, tháo mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, suy nhược sau đẻ, sau phẫu thuật, sau khi bị các bệnh nhiệt, thị lực giảm sau khi bị các chứng bệnh xuất huyết, lòi dom, tràng nhạc, v.v...

Partager cet article
Repost0
13 juin 2010 7 13 /06 /juin /2010 11:20

Tứ thời khí thiên

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Ôi ! Khí của tứ thời (bốn mùa), mỗi mùa đều có sự biểu hiện khác nhau, sự khởi lên của trăm bệnh đều có sự sinh ra của nó, phép cứu châm lấy gì làm chỗ định ?”[1].

Kỳ Bá đáp : “Khí của bốn mùa đều có nơi ảnh hưởng (trong thân thể chúng ta), phép cứu châm phải đắc được khí huyệt là chỗ định[2]. Cho nên mùa xuân thủ ở kinh tức là nơi phận nhục của huyết mạch, nếu nặng thì châm sâu, nếu nhẹ thì châm cạn[3]. Mùa hạ thủ ở thịnh kinh và tôn lạc, thủ ở phận gian, tuyệt nó ngay ở bì phu[4]. Mùa thu thủ huyệt Kinh và Du, khí tà ở tại phủ thì thủ huyệt Hợp[5]. Mùa đông thủ huyệt Tỉnh, Vinh, và tất phải châm sâu mà lưu kim lâu”[6].

 

 

Bệnh ôn ngược, mồ hôi không ra, thuộc về nhóm 59 vết châm[7].

Bệnh Phong thủy bì phu bị trướng, thuộc nhóm 57 vết châm, châm lấy huyết ở bì phu cho đến hết[8].

Bệnh xôn tiết châm bổ Tam âm chi thượng (tức Tam âm), châm bổ huyệt Âm Lăng Tuyền, tất cả đều lưu kim lâu, khi nào nhiệt khí vận hành mới thôi[9].

Bệnh chuyển gân (cân) ở Dương thì trị Dương, chuyển gân ở Âm thì trị Âm, tất cả nên dùng phép thiêu châm[10].

Bệnh đồ thủy, trước hết thủ huyệt dưới Hoàn Cốc 3 thốn, dùng phi châm để châm, khi đã châm rồi lại dùng thêm phép đồng châm để châm đi châm lại nhiều lần, nhằm châm cho hết thủy, được vậy thì cơ nhục mới rắn chắc[11]. Khi thủy đến chậm thì lòng phiền muộn, khi thủy đến nhanh thì an tĩnh, cách ngày châm cho đến khi thủy ra hết mới thôi[12]. Nên uống loại thuốc làm thông cái bế [13]. Trong lúc châm thì chỉ nên uống[14]. Trong lúc uống thì không được ăn, trong lúc ăn thì không được uống, không được ăn cái gì khác (ngoài thủy cốc) trong thời gian 135 ngày (mới bình phục)[15].

Bệnh Trước Tý làm cho sự hành động khó khăn, hàn khí lâu ngày không hết, mau mau thủ huyệt Tam Lý[16].

 

 

Cốt cứng rắn như thân cây cứng, (Đại và tiểu) trường đều bất tiện, thủ huyệt Tam Lý, nếu khí thịnh thì châm tả, khí hư thì châm bổ [17].

Bệnh Lệ phong, tìm châm trên chỗ sưng thủng, dùng kim nhọn châm nơi ấy, dùng tay đè cho ác khí xuất ra, cho đến khi nào sự sưng thũng hết mới thôi, nên ăn những thức ăn đúng phép, không ăn những gì ngoài ra, để có thể phát độc[18].

Bệnh trong bụng thường kêu (sôi), đó là khí xung lên trên đến ngực, làm cho suyễn không đứng lâu được, đó là tà khí đang ở tại Đại trường, châm huyệt Nguyên của hoang, châm huyệt Cự Hư Thượng Liêm và Tam Lý[19].

Bệnh tiểu phúc (Trường) đau dẫn xuống hòn dái, dẫn đến cột sống, thắt lưng, xung lên đến Tâm, tà ở tại Tiểu trường làm liên hệ đến hòn dái cho đến cột sống, xuyên qua Can, Phế, lạc với Tâm hệ, khi nào khí bị thịnh thì thành chứng Quyết nghịch, xung lên đến trường Vị, hơ nóng Can, tán ra ở hoang, kết lại ở vùng rôùn, vì vậy, nên thủ huyệt Nguyên của hoang để làm tán tà khí, châm kinh Thái âm để đoạt tà khí, châm kinh Quyết âm để hạ tà khí, châm huyệt Cự Hư Hạ Liêm để trừ tà khí, đó là xét theo các đường kinh mà tà khí đi qua để điều khí[20].

 

 

Bệnh thường hay nôn, mỗi lần nôn ra nước đắng, hay thở dài ra, thở mạnh ra, trong lòng thấy trống rỗng, sợ có người sắp đến bắt mình; đó là tà khí ở tại Đởm, nghịch lên đến Vị, chất dịch của Đởm tiết ra làm cho miệng bị đắng, Vị khí bị nghịch thì ói ra chất đắng, cho nên gọi là chứng ẩu Đởm, thủ huyệt Tam Lý nhằm làm cho Vị khí hạ xuống[21]. Khi Vị khí bị nghịch nên châm phần huyết lạc của kinh túc Thiếu dương nhằm làm cho khí đởm nghịch được dừng lại, nhằm điều hòa sự hư thực, đuổi được tà khí[22].

 

 

Bệnh ăn nuốt không xuống, hoành cách bị bế tắc không thông, đó là tà khí ở tại Vị hoãn[23]. Nếu tà khí ở tại thượng hoãn thì nên châm để làm cho thượng hoãn đưa khí đi xuống, nếu tà khí ở tại hạ hoãn thì nên châm để làm cho hạ hoãn tán khí (tả)[24].

Bệnh tiểu phúc, đau và sưng lên, không tiểu tiện được, đó là tà khí ở tại Tam tiêu, nên thủ huyệt Đại lạc của kinh túc Thái dương bàng quang, có thể luôn cả tiểu lạc và tôn lạc, khi nào trông thấy những tiểu lạc của (Thái dương) và Quyết âm kết thành huyết lạc, (trong khoảng mu bàn chân cho đến kheo chân), nên châm tả, nếu nó sưng lên đến vị hoãn thì thủ huyệt Tam Lý[25}. Nhìn cái sắc, xét cái bệnh do đâu mà ra, biết được bệnh đã tán (hết) hay còn quay trở lại, xem màu sắc của mắt để biết được bệnh còn hay hết, nên giữ bình tĩnh để giữ được sự hài hòa giữa hình và thần, lắng nghe sự động tĩnh, nắm giữ mạch Khí khẩu và Nhân nghênh, dựa vào mạch đang cứng và thịnh hoạt, đó là bệnh ngày càng tiến thêm, mạch nhuyễn (mềm) đó là bệnh đang giảm[26]. Nếu các kinh đang thực thì biết đó là trong khoảng 3 ngày bệnh sẽ hết[27]. Mạch Khí khẩu biểu hiện được Âm khí, mạch Nhân nghênh không biểu hiện được dương khí [28].

 

 

 

 

 

Tuế lộ luận thiên
Hoàng Đế hỏi: "Kinh nói rằng: Mùa hạ bị thương bởi thử khí thì mùa thu bị bệnh sốt rét, bệnh sốt rét lại xảy ra có những mốc thời gian nhất định, nguyên nhân nào đã gây ra như thế ?”[1].

Kỳ Bá đáp : "Tà khí tấn công vào huyệt Phong Phủ, bệnh sẽ đi dọc theo 2 thăn thịt cột sống  để đi xuống dưới, trong lúc đó, vệ khí cứ 1 ngày và 1 đêm  thường đại hội nhau tại huyệ Phong Phủ[2]. Ngày hôm sau, cứ mỗi ngày nó lại đi xuống 1 tiết (đốt xương), vì thế bệnh xảy ra mỗi ngày một trễ hơn[3]. Đó chính vì tà khí đã tấn công trước hết vào vùng cột sống và vùng lưng vậy[4]. Mỗi lần vệ khí vận hành đến huyệt Phong Phủ thì tấu lý sẽ mở ra, khi mà tấu lý mở ra thì tà khí sẽ nhập vào, khi tà khí nhập vào thì bệnh phát tác, đó cũng là lý do tại sao bệnh lại mỗi ngày mỗi xảy ra trễ hơn[5]. Vệ

khí vận hành ở Phong Phủ, mỗi ngày đi xuống 1 tiết, 21 ngày, nó sẽ đi xuống đến đốt xương cùng, ngày thứ 22, nó nhập vào bên trong cột sống, rót vào mạch Phục xung, thế rồi nó lại theo con đường của mạch trên để quay trở lên trên, nó đi như vậy được 9 ngày thì nó sẽ xuất ra ở giữa Khuyết bồn[6].

 

Bởi vì khí mỗi ngày mỗi đi lên, vì thế bệnh xảy ra mỗi ngày mỗi sớm hơn[7]. Nếu tà khí đi vào đến ngũ tạng để đánh nhau, nó sẽ đi ngang qua vùng mộ và nguyên, con đường đi của nó xa xôi, khí của nó vào sâu, sự vận hành của nó chậm trễ, vì thế nó không thể xảy ra bệnh mỗi ngày, do đó mà qua ngày hôm sau mới tập trung lại phát tác”[8].

 

 

Hoàng Đế hỏi: "Mỗi lần vệ khí đến Phong Phủ thì tấu lý mới mở ra, tấu lý mở ra thì tà khí mới nhập vào, Vệ khí mỗi ngày đi xuống 1 tiết, như vậy tà khí và vệ khí gặp nhau sẽ không ăn khớp với nhau ở huyệt Phong Phủ nữa, thế là thế nào ?”[9].

Kỳ Bá đáp : "Nơi mà Phong tà nhập vào không nhất định là phải ở bộ vị nào, chỉ cần vệ khí đi đến nơi nào mà nơi đó có tà khí trúng vào thì tấu lý ắt sẽ mở ra[10]. Chỉ cần biết nơi nào mà tà khí tấn công vào thì nó sẽ là nơi phát bệnh”[11].

Hoàng Đế hỏi: "Đúng vậy! Phong tà và bệnh sốt rét cùng đồng loại và có quan hệ hỗ tương nhau, nhưng Phong thì gây bệnh liên tục (không gián đoạn), trong lúc đó thì chứng sốt rét lại phát ra và ngưng lại theo một chu kỳ nhất định, tại sao vậy ?”[12].

Kỳ Bá đáp : "Khí của Phong tà gây bệnh thì giữ nguyên nơi đã xẩy ra, nhưng chứng sốt rét thì lại đi theo với kinh lạc, nó có thể đi sâu vào trong để đánh nhau với nội tạng, vì thế khi nào vệ khí vận hành đến nơi ở của tà khí của sốt rét để ứng với nhau thì bệnh mới xảy ra”[13].

Hoàng Đế nói: "Đúng vậy !”[14].

 

 

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói tứ thời bát phong trúng vào người, gây ra hàn thử khác nhau[15]. Khí hàn thì bì phu bị cấp mà tấu lý đóng lại, khí thử thì bì phu bị hoãn ra mà tấu lý mở ra, Tặc phong tà khí phải nhân có hàn thử mới nhập vào được con người ư ?”[16].

Thiếu Sư đáp: “Không thế ! Tặc phong tà khí trúng vào người, không đợi thời gian nào cả, nó chỉ thừa lúc tấu lý bị khai để rồi tấn công vào, khi nó vào thì vào thật sâu, hoặc có khi trúng vào nội tạng để gây bệnh, sự gây bệnh này thật nhanh và bạo[17]. Còn khi nào tấu lý đang bế thì nó vào cạn, khi gây bệnh cũng chậm”[18].

Hoàng Đế hỏi: "Có những người thích ứng được với sự thay đổi của hàn và ôn, tấu lý của họ cũng không mở ra, vậy mà họ cũng bị bệnh 1 cách đột ngột, nguyên nhân nào đã gây nên như thế ?”[19].

Thiếu Sư đáp: “Nhà vua không biết tại sao tà khí xâm nhập vào con người ư ? Tuy thấy con người sống 1 cách bình thường nhưng tấu lý lúc nào mở ra hay đóng vào, bì phu lúc nào căng thẳng hay hoãn ra (đều có ảnh hưởng mật thiết đến thời tiết), vì thế sự gây bệnh thường liên hệ đến thời tiết”[20].

 

 

Hoàng Đế hỏi: "Ta có thể nghe cho tường tận không ?”[21].

Thiếu Sư đáp: “Con người cùng tham vào với Trời Đất, cùng ứng với nhật nguyệt, Vì thế khi mặt trăng đầy lên thì nước biển cũng thịnh lên ở phương tây, huyết khí của con người tinh thực, cơ nhục sung thực, bì phu kín đáo hơn, lông và tóc cứng hơn, tấu lý đóng lại, chất nhờn bám chắc vào da, Lúc bấy giờ tuy có gặp tặc phong, nó cũng vào chỗ cạn chứ không thể sâu được[22]. Đến lúc trăng bị khuyết rỗng thì nước biển sẽ thịnh lên ở phương đông, huyết khí của con người sẽ bị hư, vệ khí hao tán, hình thể tuy còn đó nhưng cơ nhục bị suy giảm, bì phu bị lơi lỏng, tấu lý bị mở ra, lông và tóc bị héo tàn, nét nhăn của tấu lý bị thưa, chất nhờn bị loãng, lúc bấy giờ nếu gặp phải tặc phong, nó sẽ đi sâu vào hơn, nó sẽ gây bệnh nơi con người nhanh bạo hơn”[23].

 

 

 

Hoàng Đế hỏi: "Có những người đột nhiên bị chết thình lình và bạo, hoặc đột nhiên bị bệnh thình lình và bạo, Tại sao thế ?”[24].

Thiếu Sư đáp: “Những người nào phải khí của tam hư, họ sẽ bị chết 1 cách bạo và nhanh, còn nếu họ gặp khí của tam thực, thì tà khí không thể làm thương tổn đến họ được”[25].

Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe giải thích về tam hư ?”[26].

Thiếu Sư đáp: “Nhân lúc hư niên (tuế khí thái quá), gặp lúc trăng đầy, gặp lúc thời được hòa, tuy có gặp phải tặc phong tà khí cũng không nguy lắm”[27].

Hoàng Đế nói: "Thật là 1 lập luận rất hay ! Thật là 1 đạo lý rất hay ! Ta xin được đem lập luận này để cất giữ trong hộp Kim quỹ gọi là tam thực, Tất nhiên, đây chính là lập luận độc đáo của riêng Thầy”[28].

 

 

 

Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe giải thích tại sao trong cùng 1 năm, có những người cùng bị bệnh giống nhau, nguyên nhân nào đã gây nên như vậy ?”[29].

Thiếu Sư đáp: “Đó là chứng biểu hiện (hậu) của tứ thời bát tiết”[30].

Hoàng Đế hỏi: "Sự biểu hiện (hậu) đó như thế nào ?”[31].

Thiếu sư đáp: “Sự biểu hiện này, thông thường ta có thể dựa vào ngày đông chí để biết Thái nhất đang ở vị trí của cung Hiệp trập[32]. Khi nó đến, Thiên sẽ ứng theo để có gió có mưa[33]. Nếu gió mưa đó đến từ phương nam, đó là hư phong, làm thương đến con người 1 cách dữ dội[34]. Nếu nó đến vào lúc nửa đêm, lúc bấy giờ vạn dân đều đang ngủ do đó nó không thể phạm đến được, vì thế năm đó dân ít bệnh[35]. Nếu gió mưa đến vào lúc ban ngày, người dân lười, ít phòng bị, vì thế dễ bị trúng bởi hư phong, vì thế vạn dân bị bệnh nhiều hơn[36]. Khi hư tà nhập vào và ở khách nơi cốt mà không phát ra ngoài, đợi đến tiết lập xuân, khi Dương khí đại phát, tấu lý mở ra, rồi lại cùng ngày của tiết lập xuân, gió lại đến từ phương tây, thế là vạn dân phải trúng bởi hư phong[37]. Thế là 2 tà, phục tà và tà khí mới cùng đánh nhau, làm cho tà khí núp trong kinh mạch thay đổi thành bệnh tà[38]. Vì thế trong 1 năm nào đó, người dân gặp phải gió từ các phương, gặp phải mưa từ các hướng ta gọi đó là gặp phải Tuế Lộ[39]. Nếu năm nào gặp được khí hậu điều hòa, ít có tặc phong, người dân ít bệnh và ít chết[40]. Còn nếu năm nào gặp phải tặc phong tà khí, Hàn ôn bất hòa, người dân sẽ

bệnh nhiều và phải chết !”[41].

 

 

 

Hoàng Đế hỏi: "Phong của hư tà, làm thương đến con người, bệnh nặng nhẹ, ít nhiều như thế nào ? Biểu hiện ra như thế nào ?”[42].

Thiếu Sư đáp: “Ngày mồng 1 tháng giêng, Thái nhất ở tại cung Thiên lưu, ngày ấy nếu có gió từ phương tây bắc, không mưa, người dân sẽ bị chết nhiều[43]. Ngày mồng một tháng giêng, nếu sáng sớm có gió từ phương bắc, mùa xuân năm ấy người dân sẽ bị những bệnh nặng có thể chết nhiều[44].

Ngày mồng một tháng giêng, nếu sáng sớm có gió phương bắc thổi qua, người dân sẽ bị bệnh nhiều nhất là ba trên mười người[45]. Ngày mồng một tháng giêng, nếu giữa trưa mà có gió từ phương bắc, mùa hè năm ấy, người dân sẽ chết nhiều[46]. Ngày mồng một tháng giêng, buổi  chiều tối mà có gió từ phương bắc, mùa thu năm ấy người dân sẽ chết nhiều[47]. Nếu cả ngày mà có gió từ phương bắc sẽ có nhiều người bị bệnh nặng, mười người chết sáu[48].

Ngày mồng một tháng giêng, gió từ phương nam đến gọi tên là Hạn hương, gió từ phương tây đến gọi là Bạch cốt, sẽ có tai ương cho cả nước, người ta chết nhiều[49]. Ngày mồng một tháng giêng gió từ phương đông đến làm lung lay nhà cửa, làm cát bay đá chạy, cả nước sẽ có tai ương[50]. Ngày mồng một tháng giêng, gió từ phương đông nam đến, mùa xuân năm ấy cũng sẽ có tử vong[51]. Ngày mồng một tháng giêng, nếu khí hậu ôn hòa, không nổi gió, mùa màng trúng, lúa gạo rẻ, dân không bệnh, nếu ngày ấy trời lạnh mà nổi gió, mùa màng thất, lúa gạo giá cao, người dân bệnh nhiều[52]. Trên là những biểu hiện của gió trong một năm, có thể báo hiệu hư tà làm thương, làm bệnh đến con người vậy[53].

 

 

 

Ngày sửu của tháng hai, nếu không nổi gió, người ta sẽ bị nhiều bệnh về Tâm và bụng[54]. Ngày Tuất của tháng ba, nếu trời không ấm, người ta sẽ bị bệnh Hàn Nhiệt nhiều ngày[55]. Ngày Tỵ của tháng tư, tiết trời không nóng, người dân bị bệnh đơn  nhiệt[56]. Ngày thân của tháng mười, trời không lạnh, người dân bị bạo tử nhiều[57]. Những trường hợp vừa kể trên về các loại Phong xảy ra trong nhiều ngày tháng trong năm, như lung lay nhà cửa, làm gãy cây cối, làm cát bay đá chạy, làm nổi lông mao, làm khai tấu lý, đều thuộc những loại tà phong dị thường”[58].

 

 

 

 

Tặc phong thiên
Hoàng Đế hỏi: " Thầy đã từng nói rằng tặc Phong, tà khí làm thương đến con người, làm cho con người bị bệnh, nay lại có những người chưa từng rời khỏi tấm bình phong và mái nhà của họ ở, chưa từng rời khỏi gian phòng kín như cái huyệt, vậy mà đột nhiên họ lại bị bệnh, đâu có phải là họ không rời tránh được khí Phong tà? Lýdo nào đã khiến như vậy?”[1]

Kỳ Bá đáp : "Đây là trường hợp những người từng bị Thấp khí làm thương[2]. Thấp tà tàng ẩn trong huyết mạch, trong khoảng phận nhục, lưu lại đây lâu ngày mà không đi được[3]. Thêm vào đó, có khi họ bị té nhào xuống, ác huyết giữ lại bên trong mà không đi được, hoặc có khi họ thình lình có những tình cảm vui giận mà không kềm chế được, có những cách ăn uống không thích ứng, bị lạnh ấm không đúng lúc, tấu lý bị bế nên không thông, hoặc có khi tấu lý đang mở ra mà gặp phải Phong Hàn sẽ làm cho khí huyết bị ngưng kết, nó sẽ cùng tà khí cũ trong người đánh nhau, sẽ thành chứng Hàn tý, hoặc có khi do nhiệt mà mồ hôi ra, mồ hôi ra thì thọ Phong, tuy rằng họ không bị phải tặc phong tà khí, nhưng do vì tà khí phục tàng bên trong lại gia thêm phong khí mới cảm bên ngoài mà thành ra bệnh vậy”[4].

Hoàng Đế hỏi: "Vừa rồi những lời lẽ mà thầy trình bày là những điều mà bệnh nhân có thể tự mình biết được, thế nhưng, có những trường hợp mà người bệnh không gặp phải tà khí, cũng không bị lo lắng, ưu sầu gây mà thình lình họ lại bị bệnh, nguyên nhân nào lại như vậy ? Ta chỉ có thể cho là do ở qủy thần đã tác động đến người hay sao ?”[5].

Kỳ Bá đáp : "Đây cũng là trường hợp mà người nào đó vốn có tà khí cũ đang ở trong thân hình giữ lại từ lâu nhưng chưa phát ra ngoài trong lúc đó chí của mình có cái ghét, có cái thương (ưa thích), huyết khí sẽ loạn bên trong, hai khí cùng đánh nhau, sự biến hóa của tinh chí bên trong và sự biểu hiện bệnh trạng bên ngoài xảy ra 1 cách chậm và nhẹ nhàng, ta nhìn không thấy, nghe không rõ, do đó mà ta cứ tưởng như là mọi việc do qùy thần gây ra”[6].

 

 

Hoàng Đế hỏi: "Ngày xưa có những người gọi là “chúc do” mà chữa bệnh cũng khỏi, nguyên nhân nào như vậy ?”[7].

Kỳ Bá đáp : "Trước đây, những người vu chúc chữa bệnh, nhân vì họ biết được phương pháp khắc chế bằng Tâm và Thần, trước hết biết được bệnh sinh ra từ đâu, để rồi họ áp dụng phương pháp của “chúc do” để chữa khỏi bệnh vậy”[8].

Theo : LK 19,58,79

Partager cet article
Repost0