Overblog
Editer l'article Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
7 juin 2010 1 07 /06 /juin /2010 08:59

Ngũ vị thiên 

Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về vấn đề cốc khí gồm có ngũ vị để nhập ngũ tạng, sự phân biệt ấy như thế nào ?”. Bá Cao đáp : “Vị là biển của ngũ tạng lục phủ, thủy cốc đều nhập vào Vị. Ngũ tạng lục phủ đều bẩm thụ khí ở Vị. Ngũ vị đều chạy về nơi thích ứng của mình. Loại cốc nào có vị chuathì trước hết chạy về Can, loại cốc nào có vị đắng thì trước hết chạy về Tâm, loại cốc nào có vị ngọt chạy về Tỳ, loại cốc nào vị cay chạy về Phế, loại cốc nào vị mặn chạy về Thận. Khi nào cốc khí biến thành tân dịch đã được vận hành thì khí doanh vệ sẽ được thông 1 cách rộng rãi, sau đó phần còn lại biến thành chất cặn bã, theo thứ tự từ trên chạy xuống dưới ra ngoài”.

 

 


Hoàng Đế hỏi: "Khí doanh vệ vận hành như thế nào ?”. Bá Cao đáp : “Thủy cốc khi bắt đầu vào Vị, khí tinh vi trước hết xuất ra từ Vị tức từ Trung tiêu, sau đó lên đến lưỡng tiêu (Thượng và Hạ tiêu) nhằm tưới thắm ngũ tạng, nó lại tách rời đi theo 2 con đường, đó là đường của doanh (doanh vận hành trong mạch), và của vệ (vệ vận hành ngoài mạch). Phần đại khí (tông khí) chỉ đoàn tụ lại mà không vận hành thì tích lại ở trong lồng ngực, mệnh danh làKhí hải. Khí này xuất ra từ Phế, đi dọc theo cuống họng (gồm thực quản và khí quản), nhờ đó mà khi hô thì khí xuất ra, khi hấp thì khí nhập vào. Đại số (số đại cương) của tinh khí của Thiên Địa thường là xuất ra 3 phần, nhập vào có 1 phần, vì thế nếu không có cốc khí nhập vào trong nửa ngày thì khí bị suy, trọn 1 ngày thì khí bị kém vậy”.

 

 

 

 

Hoàng Đế hỏi: "Ta có thể nghe giải thích về ngũ vị của cốc được không ?”. Bá Cao đáp : “Thần xin nói tường tận hơn: Ngũ cốc gồm: canh mễ vị ngọt, chi ma vị chua, đại đậu vị mặn, lúa mạch vị đắng, hoàng tất vị cay. Ngũ quả (trái cây) gồm: táo vị ngọt, lý vị chua, lật vị mặn, hạnh vị đắng, đào vị cay. Ngũ súc (vật) gồm: trâu bò vị ngọt, chó vị chua, heo vị mặn, dê vị đắng, gà vị cay. Ngũ thái (rau cải) gồm: rau qùy vị ngọt, rau hẹ vị chua, rau hoắc (lá đậu) vị mặn, rau kiệu vị đắng, hành vị cay. Trong ngũ sắc, khi nào sắc vàng nên ăn vị ngọt, sắc xanh nên ăn vị chua, sắc đen nên ăn vị mặn, sắc đỏ nên ăn vị đắng, sắc trắng nên ăn vị cay. Tất cả ngũ sắc này đều có những thức ăn thích hợp của nó. Điều mà ta gọi là ngũ nghi: năm loại thích hợp, đó là ngũ sắc (kết hợp với ngũ vị): Tỳ bệnh thì nên ăn cơm canh mễ, thịt bò, trái táo, rau qùy. Tâm bệnh nên ăn lúa mạch, thịt dê, trái hạnh, rau kiệu. Thận bệnh nên ăn đại đậu hoàng quyển (giá đậu nành), thịt heo, trái lật, lá đậu. Can bệnh nên ăn chi ma (mè), thịt chó, trái lý, rau hẹ. Phế bệnh nên ăn lúa hoàng tắc, thịt gà, trái đào, hành. Ngũ cấm gồm: Can bệnh cấm ăn vị cay, Tâm bệnh cấm ăn vị mặn, Tỳ bệnh cấm ăn vị chua, Thận bệnh cấm ăn vị ngọt, Phế bệnh cấm ăn vị đắng . Can hợp với sắc xanh, nên ăn vị ngọt như cơm canh mễ, thịt bò, trái táo, rau qùy, tất cả đều thuộc vị ngọt. Tâm hợp với sắc đỏ, nên ăn vị chua như thịt chó, mè, trái lý, rau hẹ, tất cả đều thuộc vị chua. Tỳ hợp với sắc vàng, nên ăn vị mặn như đại đậu, thịt heo, trái lật, lá đậu, tất cả đều thuộc vị mặn. Phế hợp với sắc trắng nên ăn vị đắng như lúa mạch, thịt dê, trái hạnh, rau kiệu, tất cả đều thuộc vị đắng . Thận hợp với sắc đen, nên ăn vị cay như lúa hoàng tắc, thịt gà, trái đào, hành, tất cả đều thuộc vị cay”.

 

 

 

 

Ngũ vị luận

Hoàng Đế hỏi Thiếu Du: "Ngũ vị khi ăn vào miệng, mỗi loại đều có nơi để nó quay về, mỗi loại đều có thể bệnh riêng. Vị chua đi về cân khí, nếu ăn quá nhiều vị chua sẽ làm cho thành chứng tiểu bí (lung); Vị mặn đi về huyết, nếu ăn quá nhiều vị mặn sẽ làm cho thành chứng khát nước; Vị cay đi về khí, nếu ăn quá nhiều vị cay sẽ thành chứng động tâm; Vị đắng đi về cốt, nếu ăn qúa nhiều vị đắng sẽ làm cho thành chứng nôn; Vị ngọt đi về nhục, nếu ăn quá nhiều vị ngọt sẽ làm cho thành chứng Tâm bứt rứt. Ta biết những gì xảy ra về chúng, nhưng ta không biết do đâu mà thành như vậy?. Ta mong được nghe giải thích về những nguyên nhân gây ra đó”.

 

 


Thiếu Du đáp: “Vị chua nhập vào đến Vị, khí của nó rít lại có tác dụng thu liễm, lên trên đến lưỡng tiêu (Trung và Thượng), không còn có thể xuất hoặc nhập được nữa, không xuất được, tức là sẽ lưu lại trong Vị, nếu trong Vị ôn hòa không tích lại được, nó sẽ xuống dưới rót vào Bàng quang, bọc của Bàng quang mỏng và mềm, khi có vị chua sẽ co rút lại, ràng buộc không thông, thủy đạo không vận hành, do đó mà sẽ bị chứng tiểu bí (lung) .Âm khí tức bộ phận sinh dục là nơi tích tụ của cân khí, cho nên vị chua nhập vào sẽ đi đến (tông) cân vậy”.

 

 

 

Hoàng Đế hỏi: "Vị mặn khi nhập vào đến Vị, khí của nó đi lên trên để đi vào Trung tiêu, rót vào các mạch để rồi huyết khí của mạch đưa đi, khi huyết và vị mặn cùng hợp vào nhau sẽ làm cho ngưng trệ, ngưng trệ thì nước trấp trong Vị phải rót vào để tư nhuận, và vì phải rót vào cho nên thủy dịch trong Vị bị kiệt, thì con đường của yết hầu phải khô, vì thế cuống lưỡi bị khô và hay khát nước. Huyết mạch là con đường vận hành của Trung tiêu, vì thế nếu vị mặn nhập vào phải đi đến huyết vậy”.

 

 

Hoàng Đế hỏi: "Vị cay đi về khí, nếu ăn nhiều vị cay sẽ làm thành chứng động Tâm, tại sao vậy ?”. Thiếu Du đáp: “Vị cay nhập vào Vị, khí của nó chạy lên đến Thượng tiêu, Thượng tiêu là nơi nhận lấy khí để mở rộng đi đến các vùng Dương của thân thể. Gừng và rau hẹ, khí của nó chưng cất lên trên, khiến cho khí doanh vệ luôn luôn nhận lấy sự (sự kích thích ấy), lưu lại lâu ngày ở dưới Tâm, khiến cho thành chứng động Tâm. Vị cay và khí cùng đi chung nhau, vì thế vị cay vào sẽ cùng đi ra ngoài với mồ hôi vậy”.

 

 

 

Hoàng Đế hỏi: "Vị đắng đi về cốt, nếu ăn nhiều vị đắng sẽ làm cho người ta bị nôn, tại sao vậy ?”. Thiếu Du đáp: “Vị đắng nhập vào Vị, khí của ngũ cốc không thắng được vị đắng, vị đắng nhập vào vùng Hạ hoãn làm cho con đường vận hành của Tam tiêu bị bế tắc không thông, vì thế thành chứng nôn. Răng là nơi chấm dứt của cốt, vì thế vị đắng vào sẽ đi theo cốt, vì thế vị đắng nhập vào rồi lại quay trở ra bằng miệng và răng, cho ta biết vị đắng là quay về cốt vậy” .

 

 

 

 Hoàng Đế hỏi: "Vị ngọt đi về nhục, nếu ăn nhiều vị ngọt sẽ làm cho người ta bứt rứt ở Tâm, tại sao vậy ?”. Thiếu Du đáp: “Vị ngọt nhập vào Vị, khí của nó nhược và tiểu, không thể lên trên đến Thượng tiêu, nó sẽ cùng với cốc khí lưu lại ở trong Vị, sẽ làm cho trong Vị bị mềm và lơi lỏng. Khi mà Vị bị mềm (nhu) thì sẽ lơi lỏng, lơi lỏng thì trùng sẽ động lên, trùng động lên thì sẽ làm cho Tâm bị bứt rứt. Khí của vị ngọt, bên ngoài không thông với nhục, vì thế mới nói vị ngọt đi theo với nhục”.

Theo : LK 56 ,63

 

 

 

Partager cet article
Repost0

commentaires