Overblog
Editer l'article Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
13 juin 2010 7 13 /06 /juin /2010 13:36

Bổ pháp diệu phương

 

Bổ trung ích khí thang

Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 4g, Truật 4g, Hoàng kỳ 3-4g, Đương quy 3g, Trần bì 2g, Đại táo 2g, Sài hồ 1-2g, Camthảo 1-1,5g, Can sinh khương 0,5g, Thǎng ma 0,5-1g.

 

 

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Công dụng: Dùng cho người thể chất hư nhược, mệt mỏi, suy nhược sau khi bị bệnh, ǎn uống kém ngon, đồ mồ hôi trộm ở những người nguyên khí kém, chức nǎng vị tràng suy nhược và người dễ mệt mỏi.

 

 

Giải thích:

(1) Bài thuốc này còn có tên gọi khác là Y chủ thang bởi công hiệu đứng đầu trong các bài thuốc bổ cúa nó.

(2) Xuất xứ của bài thuốc là phần Nội thương trong Biện hoặc luận (của Lý Đông Viên).

(3) Bài thuốc có tên Bổ trung ích khí thang với ý nghĩa có tác dụng bổ trung, ích khí.

(4) Thuốc được dùng cho những người bị hư chứng hơn là ở Tiểu sài hồ thang, theo thứ tự Tiểu sài hồ thang > Sài hồ khương quế thang > Tiêu dao tán > Bổ trung ích khí thang.

(5) Nhân sâm, Truật, Trần bì và Cam thảo có tác dụng bổ vị làm cho vị khỏe ra; Hoàng kỳ và Đương quy tǎng thêm dinh dưỡng cho da, trị chứng đổ mồ hôi trộm; Sài hồ và Thǎng ma có tác dụng giải nhiệt, Sinh khương và Đại táo có tác dụng điều hòa các vị thuốc và làm tǎng hiệu quả của bài thuốc.

Theo Thực tế chẩn liệu: Thuốc dùng cho những người hư chứng, dễ mệt mỏi, thành bụng đàn hồi kém. Thuốc được ứng dụng trị cảm mạo ở người hư nhược, viêm màng phổi, lao phổi, viêm phúc mạc, gầy về mùa hè, suy nhược sau ốm, lòi dom, liệt dương, bán thân bất toại, chứng tháo mồ hôi, v.v...

 

 

 

Bài thuốc quý chữa bệnh trĩ
 
 Theo YHCT, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ là do: “Ham ăn đồ hậu vị, hoặc do rượu chè, dâm dục, lo nghĩ... uất nhiệt tích độc mà sinh ra...” (Danh y Tuệ Tĩnh).
 Tỳ hư thì do các nguyên nhân sau: Thứ nhất là do chất dinh dưỡng trong thức ăn không đầy đủ hoặc do ăn uống bừa bãi. Thứ mà các danh y gọi là “ham ăn đồ hậu vị” chính là các loại thức ăn, uống cay nóng như tiêu, ớt, cà phê, rượu, chè... làm chức năng vận hóa của tạng tỳ bị tổn thương. Thứ hai là do tình chí con người bị kích thích quá mức, đã được YHCT đúc kết là “lo quá hại tỳ”. Thứ ba là do tạng thận vì “sắc dục quá độ” làm cho nguồn tinh khí bị hao tán, nên không đủ để đưa lên nuôi dưỡng tỳ dương. Tỳ đã hư thì làm cho vị (có quan hệ biểu lý với tỳ) cũng suy theo. Khi tỳ vị đã suy

yếu thì không vận hóa được thủy cốc, nên tinh hoa đồ ăn uống không biến thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể mà thành thấp nhiệt, đàm trọc ứ đọng làm phát sinh các búi trĩ, tạo thành dịch tiết gây ngứa ngáy vùng hậu môn. Tỳ hư không làm chủ được cơ nhục, làm cơ nhục bị nhẽo (khí hư gây hạ hãm), nên các búi trĩ cùng khối da, cơ vùng hậu môn sa xuống. Tỳ hư không thống nhiếp được huyết, làm chảy máu khi đi đại tiện. Nhiệt tích đọng ở trường vị làm hao huyết, khô tân dịch nên đại tiện bị táo bón.

 


Như vậy có thể khẳng định rằng tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị làm tỳ vị hư yếu mới làm bệnh trĩ bùng phát. Vì vậy, để chữa trị và dự phòng sự tái phát của bệnh trĩ, ngoài việc điều trị triệu chứng (làm tiêu các búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu...) thì phải tập trung vào điều trị gốc bệnh, tức là phải điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, giữ được trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái, có quan hệ tình dục chừng mực, và đặc biệt là phải lấy việc bổ dưỡng tỳ vị làm chính. Trong số hàng nghìn bài thuốc cổ phương của YHCT, có một bài thuốc nếu biết gia giảm

thích hợp, thì có thể vừa điều trị triệu chứng vừa điều trị nguyên nhân bệnh trĩ rất hiệu nghiệm, đó là bài “Bổ trung ích khí” do Lý Đông Viên, một danh y Trung Quốc chế ra. Bài thuốc gồm các vị sau:

Hoàng kỳ (tẩm mật ong, sao thơm) 12g, nhân sâm 4g (có thể thay bằng bố chính sâm 12g), bạch truật (sao với gạo) 8g, đương quy (tẩm rượu rồi chưng lên) 8g, cam thảo (sao với mật ong) 4g, thăng ma (sao với rượu) 6g, trần bì (sao thơm) 6g, sài hồ 6g. Nếu đại tiện ra máu nhiều, gia thêm cỏ lọ nồi (sao đen) 8g, hoa hòe (sao thơm) 8g. Nếu nóng rát, tiết dịch nhiều ở vùng hậu môn gia hoàng bá (sao vàng) 6g.

 

 


Bài “Bổ trung ích khí” gia giảm trên có tác dụng như sau:
 
- Điều trị các triệu chứng:
Làm mất cảm giác tức nặng vùng hậu môn - trực tràng, nâng các búi trĩ và tổ chức da cơ lên có thăng ma, sài hồ. Chống táo bón có đương quy, hoàng bá, hoa hòe. Trừ đàm thấp gây tiết dịch, viêm nhiễm có trần bì, hoàng bá, thăng ma. Làm sạch tổ chức hoại tử và sớm tái tạo tổ chức mới nhờ hoàng kỳ, đương quy, bạch truật. Làm bền vững thành mạch, chống chảy máu nhờ cỏ mực, hoa hòe.


- Điều trị nguyên nhân:
Như đã phân tích, muốn điều trị và dự phòng tái phát bệnh trĩ, cần phải chữa vào gốc bệnh, tức là phải ưu tiên bổ dưỡng tỳ vị là chính. Vì vậy, cấu tạo của bài thuốc có đến 5 vị thuốc để kiện tỳ, bổ vị, kích thích ăn uống là hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, nhân sâm, trần bì.
Với tác dụng như vậy nên bài thuốc “Bổ trung ích khí” gia giảm điều trị hiệu nghiệm bệnh trĩ nội độ I và II. Nếu trĩ độ III, IV, trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại thì vừa dùng các phương pháp khác làm rụng các búi trĩ, đồng thời uống kèm với bài thuốc này cho đến khi lành vết thương. Để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát, những lúc người bệnh có cảm giác tức nặng, nóng rát vùng hậu môn hoặc đại tiện táo bón nên uống từ 3-5 thang “Bổ trung ích khí” gia giảm cho mỗi đợt.
Cách dùng: Nếu dùng thuốc thang thì sắc như sau: Nước nhất đổ vào 3 chén nước sắc thành 1 chén, nước nhì đổ vào 2 chén nước sắc thành 8/10 chén hòa chung chia 2 lần uống sau khi ăn cơm.

 


Nếu dùng tễ: Mỗi ngày uống 20-30g chia thành 2 lần sau khi ăn cơm.
Tuy nhiên đối với các bệnh nhân bị xuất huyết ở phần trên như ho ra máu, chảy máu cam, ho, suyễn, bệnh kiết lỵ, người gầy yếu, nóng bức, hay ra mồ hôi... thì không dùng được bài này Trong cơ thể chúng ta “tạng tỳ có quan hệ biểu lý với phủ vị. Tạng tỳ có chức năng vận hóa thủy cốc, chủ về cơ nhục, thống và nhiếp huyết... Lo nghĩ quá sẽ hại tỳ. Thận dương nuôi dưỡng tỳ dương...”.

 

 

 

 

Tứ quân tử thang

Bài thuốc quý chữa nhiều bệnh
Thành phần và phân lượng: Nhân sâm 4g, Truật 4g, Phục linh 4g, Cam thảo 1-2g, Sinh khương 3-4g, Đại táo 1-2g.

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

 

Công dụng: Dùng trị các chứng vị tràng hư nhược, viêm dạ dày mạn tính, đầy bụng, nôn mửa, ỉa chảy ở những người gầy, sắc mặt xấu, không muốn ǎn, người dễ mệt mỏi.

 

 

Giải thích:

Theo sách Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc gần với bài Nhân sâm thang trong các bài thuốc cổ, bỏ Can khương mà thêm Phục linh. Phần nhiều là người ta thêm Sinh khương và Đại táo để dùng. Đây là bài thuốc cơ bản dùng cho những người vị tràng yếu, có chiều hướng thiếu máu, sức khỏe yếu.

Tuy nhiên, những người tuy có chiều hướng vị tràng hư nhược nhưng sắc mặt hồng hào, uống thuốc này vào mà có tâm trạng như khí huyết dồn lên đầu thì không nên dùng bài thuốc này.

Thuốc này nhằm vào những người sức khỏe yếu, vị tràng hư nhược, thiếu máu và dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Mạch nhuyễn nhược, hồng đại, và vô lực hoặc mảnh mà dồn dập, bụng rão, mềm yếu mất trương lực. Trong dạ dày bị ứ nước, ǎn uống không ngon miệng, toàn thân sức khỏe bị suy nhược. Nếu có 5 chứng như cổ nhân nói: thiếu máu, mặt nhợt nhạt, tiếng nói bột bạt, chân tay rã rời, mạch yếu thì dùng bài Tứ quân tử thang. Thuốc này dùng cho nhiều bệnh khác nhau, dùng trong trường hợp toàn thân suy nhược nặng, nhất là những người do vị tràng hư nhược mà hoàn toàn không muốn ǎn uống, hoặc nôn mửa mà ǎn không được, cả mạch lẫn bụng đều hư nhược. Khí hư có nghĩa là nguyên khí hư nhược, và cũng có nghĩa là vị khí bị suy nhược vô lực.

 

 

Thuốc dùng cho những người gầy, sắc mặt kém, chức nǎng tiêu hóa của vị tràng bị suy yếu. Cơ bụng yếu và trong bụng có tiếng nước óc ách. Sau khi ǎn, chân tay mỏi, buồn ngủ .

 

 

sach Hòa tể cục phương

Thành phần:

Nhân sâm hoặc Đảng sâm 8 - 12g

Phục linh 12g

Bạch truật 8 - 12g

Chích thảo 4 - 8g

 

Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g, sắc nước uống. Có thể làm thuốc thang.

Tác dụng: Ích khí, kiện tỳ, dưỡng vị.

 

 

Giải thích bài thuốc:

Bài thuốc này còn có tên gọi là "Tứ vị thang", "Kiện tỳ ích khí thang". Đây là bài thuốc thường dùng chữa chứng tỳ vị khí hư , trong bài:

Nhân sâm hoặc Đảng sâm tính ngọt ôn kiện tỳ, ích khí dưỡng vị là chủ dược.
Bạch truật vị đắng ôn kiện tỳ táo thấp.
Phục linh ngọt nhạt hợp với Bạch truật để kiện tỳ thẩm thấp, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ vị.
Cam thảo ngọt ôn bổ trung hòa vị.
Các vị thuốc hợp lại tính dược ngọt ôn có tác dụng ích khí kiện tỳ dưỡng vị.

 

 

Ứng dụng lâm sàng:

Đây là bài thuốc để bổ trung khí kiện tỳ vị, nhiều bài thuốc chữa những rối loạn tiêu hóa biểu hiện tỳ khí hư nhược đều dùng bài thuốc này gia giảm.

Trường hợp tỳ vị hư nhược kiêm có khí trệ như: ợ hơi, vùng thượng vị đầy tức gia thêm Trần bì để lý khí hóa trệ gọi là bài DỊ CÔNG TÁN ( Tiểu nhi dược chứng trực quyết) thường dùng chữa chứng rối loạn tiêu hóa, ăn kém, đầy bụng kết quả tốt.
Trường hợp tỳ vị khí hư có đàm thấp triệu chứng là ho đàm, nhiều đàm trắng trong, khó thở, thường gặp trong bệnh viêm phế quản mạn gia thêm:

Trần bì, Bán hạ chế để lý khí hóa đàm gọi là bài LỤC QUÂN TỬ THANG ( Y học chính truyền). Trường hợp viêm phế quản mạn tính gia thêm Tử uyển, Khoản đông hoa, Bạch tiền, Bối mẫu để giáng khí hóa đàm chỉ khái.
Trường hợp tỳ vị khí hư kiêm hàn thấp . Triệu chứng bụng đầy đau, ợ hơi hoặc nôn, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng, dày nhớt gia Trần bì, Chế Bán hạ, Mộc hương, Sa nhân để hành khí chỉ thống, giáng nghịch hóa đàm, gọi là bài: HƯƠNG SA LỤC QUÂN TỬ THANG ( Hòa tể cục phương). Trên lâm sàng thường dùng chữa viêm lóet dạ dày hành tá tràng thể hư hàn có hội chứng hàn thấp trệ ở trung tiêu có kết quả tốt.

 

 

Phụ phương:

SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN

( Hòa tể cục phương)

Thành phần:

Đảng sâm 80g

Bạch linh 80g

Bạch truật 80g

Sơn dược 80g

Chích Cam thảo 80g

Sao Biển đậu 40g

Liên nhục 40g

Ý dĩ nhân 40g

Sa nhân 40g

Cát cánh 40g

( có bài dùng Trần bì hoặc gia thêm Đại táo)

Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi nguội hoặc làm thuốc thang sắc nước uống.

Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, thẩm thấp hòa vị, lý khí hóa đàm.

Chủ trị: dùng chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng mạn tính, ăn kém tiêu chảy hoặc trường hợp viêm cầu thận mạn thuộc thể tỳ hư hoặc trường hợp lao phổi, ho đàm nhiều, chán ăn, cơ thể mệt mỏi thuộc thể tỳ phế khí hư , dùng bài thuốc này đều có kết quả tốt.

 

 

 

CỐM BỒ TỲ

( Khoa Nhi Viện Đông y Hà nội)

Thành phần:

Bạch biển đậu sao 200g

Ý dĩ nhân sao 200g

Hoài sơn sao 200g

Đảng sâm sao 200g

Cốc nha 100g

Liên nhục ( bỏ tim) 100g

Nhục khấu 30g

Trần bì 30g

Sa nhân 30g

Cách dùng: Trần bì, Sa nhân, Nhục khấu sắc nước, các vị khác tán bột mịn hòa nước thuốc cùng ít mật đường làm thành dạng cốm.

Tác dụng: chủ yếu là kiện tỳ hành khí tiêu thực.

Chữa trị: trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài có kết quả tốt.

 

 

 

ĐIỀU BỒ TỲ PHẾ PHƯƠNG

( Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)

tức là bài Tứ quân tử thang gia giảm gồm các vị:

Nhân sâm hoặc Đảng sâm 8g

Bạch truật ( sao vàng) 8 - 12g

Phục linh ( tẩm sữa) 8 - 12g

Chích thảo ( tẩm mật sao) 3g

Thục địa ( nướng cho thơm) 4 - 6g

Liên tử ( bỏ vỏ ruột sao thơm) 4 - 8g

Gừng nướng 3 lát

Đại táo 2 quả

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: kiện tỳ khí, dưỡng tỳ âm.

Chữa trị: chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, suy dinh dưỡng có kết quả tốt.

 

 

 

Thập toàn đại bổ thang

( theoHòa tễ cục phương

Đẳng sâm  16)
Bạch truật 12
Bạch linh12 
Cam thảo 6
Đương qui 12
Thục địa 20
Bạch thược 12 
Xuyên khung 8
Hoàng kỳ 10
Nhục quế 6 
  
 

Cách dùng: thang, sắc uống

Giải thích: Đây là bài Bát trân thang (kết hợp Tứ vật thang - gồm Đương quy, Thược dược, Địa hoàng, Xuyên khung với Tứ quân tử thang - gồm Phục linh, Truật, Nhân sâm, Cam thảo) có thêm Quế chi và Hoàng kỳ. Các chứng bệnh mà bài thuốc này trị cũng tương tự như những chứng bệnh của Nhân sâm dưỡng vinh thang, nhưng trong các chứng bệnh của bài thuốc này điều trị còn có chứng ho, cho nên có thể phân biệt được giữa hai bài thuốc

Công dụng: Bổ khí huyết. Thuốc dùng trong các trường hợp thể lực bị suy yếu sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời, ǎn uống không ngon miệng, đổ mồ hôi trộm, lạnh chân tay, thiếu máu. Bài này dùng trị các hư chứng ở thời kỳ toàn thân suy nhược vì những bệnh mạn tính, mục tiêu của bài thuốc này là trị chứng thiếu máu, ǎn uống kém ngon, da khô. Thuốc này không dùng cho những người nhiệt cao và nǎng hoạt động, hoặc những người sau khi dùng thuốc này thì ǎn uống kém ngon, ỉa chảy, sốt.

Bài thuốc này nhìn chung có tác dụng bổ sung những phần hư về khí huyết, âm dương, biểu lý, nội ngoại, và với ý nghĩa có tác dụng toàn diện như thế cho nên bài thuốc này có tên là Thập toàn đại bổ thang.

Bài thuốc này còn dùng cho những trường hợp cả khí lẫn huyết đều hư, người sốt rét, tháo mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, suy nhược sau đẻ, sau phẫu thuật, sau khi bị các bệnh nhiệt, thị lực giảm sau khi bị các chứng bệnh xuất huyết, lòi dom, tràng nhạc, v.v...

Partager cet article
Repost0

commentaires