Overblog
Editer l'article Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
9 mai 2010 7 09 /05 /mai /2010 14:33

Thành Bắc- Kinh,  hiền thần giữ nước .
 

Ðời nhà Minh từ lúc bị Lý Tự Thành soán nước của vua Thái Tổ,  Thuận Trị Hoàng Ðế đem binh qua mà đánh lấy nước lại cải hiệu là Ðại Thanh , đóng đô tại Bắc Kinh ,  dùng người Mông Cổ cai quản việc quân , đi đánh dẹp từ Bắc chí Nam ,  tóm thâu thiên hạ ,  soán ngôi cai trị có chín mười năm dư ,  truyền đặng bốn đời vua ,  truyền đến vua Càn Long lên ngôi ,  vua này rất nên thông minh , việc văn đã hay ,  nghề võ lại giỏi ,  hiểu biết thiên văn , thông hay địa lý , những sách chư tử bá gia đều thạo.

 

 

Thủa ấy thiên hạ ở yên ,  người người vui nghiệp làm ăn ,  tám phương đến cống , muôn nước tới chầu ,  ngựa thả về núi Nam Sơn , đồ binh khí dẹp vào kho ,  tu luyện việc văn rất nên có phước,  tọa hưởng thanh bình .
Ngày nọ vua Càn Long lâm trào,  lúc canh năm đồng hồ điểm ba ,  bên tả giọng trống Long Phụng ,  bên hữu đánh chuông Kiển Dương ,  quan Nội Thị Thái Giám đàn hầu ra trước , cung phi mỹ nữ hầu sau ,  văn quan võ bá chầu hai bên,  vua ngự Kim Loan Ðiện ngồi trên Long Sàng,  kế đến  quần liêu lớn nhỏ đồng tung hô triều bái , xong rồi , vua truyền chiếu chỉ rằng : " Từ khi trẫm thừa nghiệp Thánh Tổ Thần Thông mà nối ngôi báu này ,  dưới nhờ sức chư khanh,  trên nhờ trời ủng hộ , gió thuận mưa hòa ,  nước mạnh dân an ,  hưởng nghiệp thái bình ,  muôn dân hưởng phước ,  lúc rảnh rang trẫm có ngụ một câu đối,  nếu chư khanh ai đối được sẽ trọng thưởng ." 

Khi ấy các quan đại thần đều tâu :  " Xin Bệ hạ ngự phê cho chúng tôi biết ."  

 

 

Vua liền dạy Nội thị đem văn phỏng tứ bửu và giấy kim tương rồi phê câu ấy như vầy :


        " Thượng Ðế lúc hành binh,  trống sấm,  cờ mây,  đao gíó, tên mưa, trời bố trận."


 Lúc ấy các quan coi rồi đứng trân trân nhìn nhau,  không ai đối đặng.  

Vua thấy tình hình bá quan văn võ như vậy thì lấy làm buồn,  không đẹp ý,  giây phút có một vị đại thần,  làm chức Văn Huê Ðiện Học Sĩ  là Trần Hoằng Mưu bước ra vừa muốn tâu ;  vua liền hỏi :   " Khanh đối đặng được chăng? "  

Trần Hoằng Mưu tâu : " Tôi đã già cả,  tài lực siển lậu,  đối sao cho đặng,  nhưng mà có một người ở phủ Quảng Châu,  huyện Phan Ngang,  tên Thành Tu,  tài cao học rộng,  chắc đối câu ấy được , xin Bệ hạ cho đòi người ấy đến.   Vua hỏi : " Người ấy bây giờ ở đâu? "  

Trần Hoằng Mưu tâu : " Ở tại nhà tôi. "  

 

 

Vua bèn sai Huỳnh Môn Quan đến đòi Phùng Thanh Tu.  

Khi ấy Huỳnh Môn Quan lãnh chỉ đến phủ Trần Hoằng Mưu,  mở ra đọc ,  thì Phùng Thành Tu liền lạy tạ xong rồi theo Huỳnh Môn Quan đến Ngọ Môn thẳng vào chầu vua,  quì lạy mọp dưới bệ vàng,  chúc dâng muôn tuổi.  

Vua phán hỏi :  " Trẫm nghe nhà ngươi tài cao học rộng,  thấy cao xa,  nên đòi nhà ngươi đến mà đối cho xứng câu đối của trẫm thì trẫm sẽ trọng thưởng. "
Phùng Thành Tu tâu rằng :  " Tôi bậc Tiến Sĩ, học ít,  tài thưa,  nay Trần Lão Sư tiến cử,  e đối không xứng,  một là mang nhục,  hai là bị tội với triều đình,  vậy xin Bệ hạ thứ tội cho tôi coi thử câu đối ấy. "  

Vua bèn lấy câu đối đưa cho Nội thị giao lại cho Phùng Thành Tu xem sơ qua,  coi bộ không lo tính chút nào,   liền cất viết biên đối rồi trao cho quan Ðiện Tiền dâng cho vua xem.  

Vua thấy chữ viết như phượng múa,  rồng bay,  chữ hay vô gía,  đối chỉnh vô cùng.  

Câu đối như vầy :


        " Long Vương đêm đãi yến,  đèn sao,  đuốc nguyệt,  gỏi non,  rượu biển,  đất làm mâm."


Thiên Tử xem rồi liền vỗ tay cả cười,  khen đối rằng : " Thật là khanh tài học che khắp Trung hoa ,  rất khá mừng."  rồi ngó chăm chăm Phùng Thành Tu ,  thấy mày xanh rất lịch , mắt tốt thêm xinh , áng trang tài mạo , mở miệng thành thơ ,  rất nên bặt thiệp ,  bèn ban thưởng tại Kim Ðiện ba ly Ngự tửu và vàng bạc lụa là rồi cho người đưa về phủ Trần Hoằng Mưu ,  chờ ngày hội thi rồi sẽ ban thưởng nữa . 

 

Khi ấy Phùng Thành Tu rất nên đắc chí và mừng rỡ,  cúi đầu lạy tạ ơn vua ,  rồi trở về Trần phủ . 

Khi ban thưởng Phùng Thành Tu rồi ,  vua phán hỏi các quan đại thần rằng :  " Nay trẫm muốn xuống Giang Nam chơi một phen , có khanh nào theo bảo giá đặng chăng? "  

Vua hỏi đã ba lần,  các quan không ai tâu lại;  Thiên tử nổi giận liền nói : " Quả nhơn không cần bọn ngươi bảo giá,  quả nhơn đi một mình cũng chẳng hại gì."   

 

 

Bèn dạy lui chầu,  vua vào đền Nhân Hòa liền ngự bút tả một đạo chỉ cho quan Thái giám là Vinh Lộc mà dạy rằng : " Ta qua Giang-Nam chơi , xem phong cảnh có lâu thì mười năm , bằng mau cũng chừng năm năm sẽ trở về ,  vậy rạng ngày mai khanh hãy giao chiếu này cho quan Ðai Học Sĩ  là Trần Hoằng Mưu và Lưu Dung  ."  

Dặn rồi liền giả dạng thương khách tuốt ra cửa sau Tế Môn mà lên đường .
Qua ngày sau,  lúc canh năm ,  các quan hội chầu ,  thì quan Thái Giám  Vinh Lộc liền giao chiếu chỉ của vua cho quan Ðại Học Sĩ  Trần Hoằng Mưu và Lưu Dung ,  hai ông này bèn giở chiếu chỉ ra xem ,  thấy dặn như vầy :
" Nay ta lìa đất Yên-Kinh ,  dạo chơi Giang Nam,  như trễ thì trong mườị năm , mau chừng năm năm thì ta sẽ về , giang san việc lớn này giao cho Trần Hoằng Mưu hiệp cùng Lưu Dung cũng như trẫm vậy ,  chớ khá nghịch chỉ ,  kính thay ,  kính thay. "

Các quan nghe đọc chiếu chỉ xong rồi chẳng vui , ai nấy đều lui về phủ của mình .

 

 

Partager cet article
Repost0

commentaires