Overblog
Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
9 février 2010 2 09 /02 /février /2010 13:53

Chống roi đứng thủ thần đồng
Bắt qua tả bạn đánh càng lưỡng biên
Bắt rồi lại trụ roi liền
Xây lưng đâm trái hãy liền đánh qua
Đánh rồi lao tới bôn ba
Thôi lao trở lại roi là đồng tân
Chống roi quỳ thế một chân
Quơ roi đánh tréo tựa thầy thét oai
Mộc liên cất gánh trên vai
Quơ roi mà đánh đánh rồi lại đâm
Đâm rồi lại đánh lật màng
Bước tới roi tống lưỡng long độc xà
Tống rồi cuốn gói nhảy ra
Nhảy hai bên chụp lập hòa triều công
Nhảy theo đâm tới thẳng song
Đánh qua bên hữu Kiều công trở về
Bàng tang một cái chỉnh ghê
Xây lưng đâm đánh lộn về hùng anh
Hình nhi thối tẩu lai tranh
Lưỡng biên phát thảo hai đầu mạnh thay
Phụng đầu kế ấy rất hay
Làm ông Lữ Vọng ngồi cây thạch bàn
Vít lên một cái rõ ràng
Đỡ trên gạt dưới tàn vân che đầu
Xây lưng đâm trái hay đầu
Phất cờ danh gọi thần đồng bái sư

Cụ Cử Nhân Võ Triệu Thúc Lang, đảo Phú Quốc VN
(Trích Nguyệt san Võ Thuật)


Partager cet article
Repost0
9 février 2010 2 09 /02 /février /2010 13:43

Lữ Vọng điếu ngư
Tấn nhất trung bình đả tả biên
Tế thiên, giáng hạ, thích đơn tiên
Tạ tả, tạ hữu, giai trùng nhị
Phụng vĩ tề mi phụng võ truyền
Xà hành, đích thủy, song song đả
Lập bộ Lôi công tấn bộ chuyền
Giang khê tẩu mã qui Lữ Vọng
Tấn thích biên giang, lập bộ tiền.


Partager cet article
Repost0
9 février 2010 2 09 /02 /février /2010 13:38

Chấp thủ song âm bái tầm long thế
Hoành khai hổ khẩu phục địa lôi
Luân thiên thám thủy hồi tam chiến
Lập bộ lôi công phá ngũ môn
Thoái bộ song khai xà lan nghịch
Lão ông thám thủy lập trung thiên
Tấn phá tiền khiên liên thế thủ
Hồi long lập bộ phóng trường thương
Hoành khai phục địa phá tấn côn
Đơn hồi thối bộ cản tiền môn
Đảo thế phóng tiền, tiên thủ hữu
Tấn thích nghịch côn phá phân chi
Hoành thi độc lập môn tam cấp
Tấn bộ song côn long lưỡng hành
Tiền đả tả hậu hoành tả hữu
Trực thủ khai thành đại thế côn
Tấn đề long vĩ hạ sát qua mâu
Cản hữu lộng sương, diệt xà nhập địa
Thần khai đại thế, thoái toạ đồng tân
Loạn đã tàng vân, khinh thân chấn địa
Hùng kỳ tấn thế, đại chiếu chiêu hồi
Quyển đã hạ đường, thần khai đại địa
Luân hồi ngọc chuẩn, sao phủ đã ngư
Lập như tiền



Dịch Nghĩa

Chấp hai tay lạy tìm thế rồng
Mở ngang miệng cọp, núp sấm đất
Vòng quanh trời dò nước trở về thế tam chiến
Đứng thế thiên lôi phá năm cửa
Lui bước mở hai bên xà lan nghịch
Ông lão dò nước đứng giữ trời
Tấn phát, vai trước liên tiếp giữa thế
Đứng thế rồng phóng trường thương
Hoành, núp đất, phá ngọn roi tấn về phía ta
Lui bước rút về cản cửa trước
Chuyển qua thế phóng tiền (phóng phía trước)
trước hết phải giữ phía phải
Tiến đâm nghịch côn (ngọn roi nghịch)
phá thế chi (cánh tấn công ta)
Xoay ngang, đứng một mình ở cửa ba bậc
Bộ tấn hai roi như hai con rồng lướt đi
Trước đánh bên trái xoay ngang đánh bên phải
Bằng thế đại côn đánh thẳng mở thành
Tiến thế đề lộng vĩ (cái đuôi xoè) soát xét vũ khí
Cản phía phải bằng thế lộng sương, diệt rắn chui đất
Mở toan đại thế, lui toạ thế đồng tân
Đánh tràn thế tàng vân, nhẹ mình đất động
Tiến thế hùng kỳ chiếu vua gọi về
Cuốn đánh nhà dưới mở toan đất rộng
Vòng về thế ngọc chuẩn, thế ông lão đánh cá
Đứng như trước

(Võ Ta, Miền Tây Nam Bộ)

Partager cet article
Repost0
8 février 2010 1 08 /02 /février /2010 12:16







hvc


hv1m.jpg








hv1n.jpg



hv1s.jpg

















Partager cet article
Repost0
27 janvier 2010 3 27 /01 /janvier /2010 09:59

C .HỆ THỐNG LẠC MẠCH
a- Đại Cương
-Thiên Kinh Mạch ghi : "Các mạch nổi lên mà chúng ta thấy đều thuộc về Lạc mạch" (LKhu 10, 117) và Những mạch hiện ra đều thuộc Lạc mạch" (LKhu 10, 121).

Trương Cảnh Nhạc khi chú giải đoạn này của thiên Kinh Mạch giải thích : "Phàm những sợi gân nằm ở phía ngoài cánh tay đều hiện lên rõ ràng, tục gọi là gân xanh. Thực ra đây không phải là gân , không phải là mạch, đó là những đại lạc chứa huyết, gọi là Phù Lạc".

b- Cơ Cấu Của Lạc Mạch
Sách Nan Kinh, điều 26 ghi : "Kinh có 12, Lạc có 15...".

Các tài liệu Kinh điển như Nội Kinh, Nan Kinh đều xác nhận có 15 Lạc Mạch, đó là :

12 Lạc của 12 Kinh.

1 Đại lạc của Tỳ.

2 lạc của Kỳ Kinh Bát Mạch.

c- Phân Loại Lạc Mạch
Tuy gọi chung là Lạc Mạch nhưng xét về vị trí, chức năng, có thể phân làm 2 loại Lạc Mạch là Lạc Dọc và Lạc Ngang.

c.1) Lạc Dọc : "Là những nhánh tách ra từ Kinh chính, có thể đi song song với Kinh chính nhưng nó không đi vào sâu cũng không dài như các Kinh chính" (Trung Y Học Khái Luận).

c.2) Lạc Ngang : (Sách Trung Y Học Khái Luận gọi là Biệt Lạc) là những nhánh từ kinh mạch rẽ ra, thường ngắn vì chủ yếu là nối kinh khí giữa các Lạc và Nguyên huyệt của 2 đường kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau.

d- Vận Hành Của Lạc Mạch
Xét kỹ về Lạc mạch, có thể nhận thấy :

+ Lạc ngang : đa số khu trú ở khủy tay, bàn tay và bàn chân.

+ Lạc Dọc : đi từ các kinh đến trực tiếp các tạng phủ và vùng đầu mặt.

+ Tôn lạc : đa số nổi dưới da thành các mạch máu nhỏ.

e- Tác Dụng Của Lạc Mạch
+ Lạc Ngang : Nối kết sự hoạt động liên lạc chủ yếu giữa 2 kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau [qua các huyệt Lạc và Nguyên] (Trung Y Học Khái Luận).

+ Lạc Dọc : Đưa kinh khí từ các kinh chính đến các Tạng phủ và vùng đầu mặt (Trung Y Học Khái Luận).

+ Tôn Lạc : Giúp dễ chẩn đoán, nhất là qua các mạch máu nhỏ nổi ở vùng hoặc đường đi của kinh lạc bị bệnh.

f- Điều Trị Lạc Mạch

+ Nếu là Lạc Ngang

* Thực chứng : Tả Lạc huyệt kinh Chính + bổ Nguyên huyệt của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh.

* Hư Chứng : Bổ Nguyên huyệt kinh Chính + tả Lạc huyệt của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh.

+ Nếu là Lạc Dọc

* Thực chứng : Tả Lạc huyệt của kinh Chính.

* Hư Chứng : Tả Nguyên huyệt của kinh Chính + Bổ Lạc huyệt của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh.

+ Nếu là Tôn Lạc, Huyết Lạc, Phù Lạc

Theo thiên Kinh Mạch (LKhu 10), chủ yếu là châm cho ra máu (xuất huyết).



D .HỆ THỐNG 12 KINH BIỆT

a- Đại Cương
+ "Kinh Biệt là 1 bộ phận đi riêng biệt của 12 Kinh Mạch, nhưng nó lại khác với Lạc mạch, vì thế, nó là đường đi riêng rẽ của kinh chính gọi tắt là ?Kinh Biệt (Trung Y Học Khái Luận).

+ Kinh Biệt còn gọi là kinh Nhánh, là bộ phận đặc biệt phân ra từ 12 kinh Chính. Mỗi kinh Chính tách ra 1 kinh Biệt.

+ Tên gọi của các kinh Biệt giống tên gọi của kinh Chính chỉ khác thêm chữ Biệt ở đầu. Thí dụ : Biệt thủ Thái Âm Phế, Biệt túc Quyết âm Can...

+ Thiên Kinh Biệt (LKhu 11) gọi là Lục Hợp.

+ Tìm hiểu về Kinh Biệt rất quan trọng để hiểu được phương pháp Cự Thích và Mậu Thích được mô tả rất rõ trong thiên Mậu Thích (TVấn 63).

b- Vận Hành Của Kinh Biệt
Đa số kinh Biệt đi từ khuỷ tay, khuỷ chân, nối liền các kinh Âm Dương để phối hợp Biểu và Lý, nối liền các Tạng Phủ rồi đi lên gáy, cổ và đầu, mặt rồi nhập lại với kinh mạch của các kinh Dương.

Nếu là kinh nhánh tách từ kinh Dương thì nhập về kinh cũ. Nếu là kinh Âm thì nhập vào kinh Dương có quan hệ Biểu Lý với kinh Âm mà nó tách ra.

Theo thiên Kinh Biệt , các đường kinh chính của Dương đều thành các đường kinh Biệt của Âm.



E .HỆ THỐNG KINH CÂN

a- Đại cương
+ "Vì các đường kinh này đi ở gân (cân) thịt ngoài cơ thể, vì vậy gọi là Kinh Cân (Trung Y Học Khái Luận).

+ Kinh Cân là 1 bộ phận của hệ thống kinh lạc, nơi mà kinh kinh khí của 12 Kinh mạch giao hội, phân tán và liên hệ với cơ, khớp. Kinh Cân là hệ gân cơ của cơ thể (Châm Cứu Học Thượng Hải).

+ Tên của kinh Cân cũng giống tên của Kinh Chính chỉ khác là thêm chữ Cân ở đầu. Thí dụ : Kinh Cân thủ Thái Dương, Kinh Cân túc Dương Minh...

b- Vận Hành Của Kinh Cân
Kinh Cân, cách chung, vận hành từ tay chân lên thân mình, cổ, đầu, thường phân bố ở chân tay, thân, khoang bụng và ngực.

Kinh Dương đi ở mặt ngoài, kinh Âm đi ở mặt trong chân tay, đi vào khoang bụng, ngực, nhưng không đi vào Tạng Phủ ( khác với 12 Kinh Chính thì ở cả trong lẫn ngoài và khác với kinh Biệt là chú trọng ở Tạng Phủ).

Nếu theo đường vận hành của kinh Cân từ chỗ bắt đầu cho đến chỗ chấm dứt thì kinh Cân đa số bắt đầu từ đầu ngón tay, ngón chân, đi qua những chỗ khớp xương cổ tay, khủy tay, nách, vai, mắt cá, đầu gối, đùi háng, rồi sau đó chia ra ở ngực, lưng, cuối cùng đến đầu và mình (khác hẳn với sự bắt đầu và chấm dứt, hoặc lên hoặc xuống của 12 Kinh Chính, cũng như khác với kinh Biệt ở chỗ Kinh Biệt bắt đầu từ khủy tay, đầu gối trở lên).

Partager cet article
Repost0
26 janvier 2010 2 26 /01 /janvier /2010 12:39

CƠ THỂ HỌC THEO ÐÔNG Y

I. TẠNG PHỦ

1. KHÁI NIỆM :

     Căn cứ vào hoạt động của cơ thể con người lúc bình thường và lúc có bệnh  người xưa qui nạp thành những nhóm chức năng khác nhau, rồi đặt tên cho các cơ quan  trong cơ thể gọi là Tạng Tượng ( hiện tượng của tạng ).

     Nhóm chức năng có nhiệm vụ chứa đựng, chuyễn hoá gọi là Tạng, gồm có : Tâm. Can, Tỳ, Phế, Thận, Tâm Bào.

     Nhóm chức năng có nhiệm vụ thu nạp và chuyễn vận gọi là phủ , gồm có : Tiểu Trường, Ðại Trường, Ðởm, Vỵ, Bàng Quang, Tam Tiêu.

      Ngoài ra còn có các hoạt động khác như : Dinh, Vệ, Khí, Huyết, Tinh, Thần, Tân, Dịch.



  2. CÁC TẠNG :

   A/ TÂM :

   Ðứng đầu các tạng phụ trách về các hoạt động thần kinh như : Tư duy, trí nhớ, thông minh, khi có bệnh thường hay hồi hợp, sợ hải, phiền loạn, hay quên .v.v.

  Quan hệ với huyết mạch : Khi có bệnh sẽ sinh hiện tượng bần huyết, tóc khô, mạch yếu.

  Khai khiếu ra lưỡi : Khi sốt cao lưỡi đỏ, Tâm huyết hư lưỡi nhạt màu. Như vậy Tâm bao gồm một so hoạt động về tinh thần và tuần hoàn huyết mạch. Khi có bệnh thường có các hôi chứng sau :

  Tâm dương hư : Kinh khủng, hồi hô?, hay quên, tự hãn.

  Tâm âm hư : Mất ngũ, mộng mị, hồi hô?, lo sợ.

  Tâm nhiệt : Mắt đỏ, miệng khát, họng khô, lưỡi đỏ, nói nhảm.

  Khi nói đến Tạng Tâm vì là tạng đứng đầu mọi tạng nên có một tạng phụ bảo vệ nó gọi là Tâm  Bào Lạc. Các biểu hiện bệnh lý không khác gì Tạng Tâm.

    B/ CAN :

  Thường chia hai loại :

  Can khí : Biểu hiện tình trạng hưng phấn, găng động, cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Can huyết : Phụ trách các hoạt động về kinh nguyệt và sự nuôi dưỡng các cân cơ

 Quan hệ với cân: bao gồm các hoạt động vận động, khi có bệnh run tay chân, teo cơ, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn.

  Khai khiếu ra mắt: mắt mờ, quáng gà, mắt sưng, nóng đỏ.

  Can âm hư: ( can huyết hư ) kinh nguyệt ít, móng tay, da khô, mắt mờ, gân thịt run giật co quắp.

  Can dương thịnh: nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, mắt đỏ, hay cáu gắt

  C/ TỲ:

Phụ trách việc hấp thu đồ ăn và dinh dưỡng, phản ảnh hoạt động tiêu hoá từ miệng đến hậu môn. Về  sinh lý, bệnh lý

Quan hệ với cơ nhục : Tỳ hư, ăn kém, sút cân, thịt mềm nhảo, cơ yếu.

Khai khiếu ra môi miệng : Ăn không ngon, nôn mửa.

Chức năng nhiếp huyết :Chảy máu lâu ngày do Tỳ không nhiếp huyết.

Tỳ hư : Ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, tiêu chảy kéo dài, cơ nhục mềm nhảo.

Tỳ hư hàn: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ợ hơi, tay chân lạnh.

  D/ PHẾ:

Phụ trách về hô hấp và sự khí hoá hoạt động toàn thân.

Quan hệ với bì phu thông ra mũi họng và thanh quản biểu hiện lâm sàng có các triệu chứng:

Phế khí hư : thở nhanh nhỏ, yếu, nói nhỏ dễ ra mồ hôi sắc mặt trắng nhợt.

Phế nhiệt : ho sốt, mạch nhanh, đờm đặc dính, lưỡi đỏ.

Phế âm hư: ho khan, họng khô, khan tiếng lâu ngày, đạo hản, sốt âm triều nhiệt, khát nước.

  E/ THẬN:

  Chia làm hai loại chủ đề về Thuỷ và Hoả:  Thận thuỷ hay Thận âm : thường biểu hiện quá trình ức chế.Thường có các triệu chứng: mất ngủ, đau lưng, ù tai, ra mồ hôi trộm, nhức xương, sốt hâm hấp, cầu táo, tiểu đỏ.

Thận hoả hay Thận dương: có những biểu hiện về hưng phấn. Nếu thận dương hư có các triệu chứng chân tay sợ lạnh, tiêu chảy kéo dài, mạch yếu, di tinh, hoạt tinh, liệt dương.

Thận tàng tinh, chủ về sự phát dục cơ thể và hoạt động sinh dục nam: thận hư trẻ con chậm phát triển trí tuệ, chậm biết đi, chậm mọc răng, người lớn hoạt động sinh dục giảm, đau lưng, di tinh, liệt dương.

Quan hệ với xương tuỷ, khai khiếu ra tai: Thận hư thường đau lưng, nhức mỏi, ù tai.

Trên lâm sàng thường có hội chứng sau:

Thận âm hư: họng khô,răng đau nhức lung lay, tai ù, hoa mắt, mất ngủ, nhức xương, đạo hản. Tinh thần ức chế.

Thận dương hư: đau lưng, lạnh cột sống, chân tay lạnh, hoạt tinh, liệt dương, ỉa chảy, tiểu đêm, tinh thần giảm hưng phấn.


 3.  CÁC PHỦ:

  A. ÐỞM  :

-  Bài tiết ra chất mật.

-  Chủ về sự quyết đoán và sự dũng cảm.

  B. VỴ :

-  Chứa đựng và nghiền nát thức ăn.

-  Luôn có biểu hiện về bệnh lý ở răng miệng, sâu răng, hôi miệng, loét miệng thường do vị nhiệt.

 C. TIỂU TRƯỜNG :

-   Nhận thức ăn từ vị đưa xuống hấp thụ các chất tinh khiết biến thành huyết và tân dịch, dinh dưỡng các tạng, phủ, phân thanh giáng trọc, đưa các chất cặn bã xuống Ðại Trường và Bàng Quang.

  D. ÐẠI TRƯỜNG :

 Truyến đạo để bài tiết cặn bã.

   E. BÀNG QUANG :

Tiếp với thận để bài tiết nước tiểu.       

   F. TAM TIÊU :

   Là nhóm chức năng quan giữa các tạng,phủ trên và dưới với nhau. Sự khí hoá tam tiêu được chia làm ba phần.

-  Thượng tiêu : từ miệng đến tâm vị có các tạng Phế Tâm.

-  Trung tiêu : Từ tâm vị đến hậu môn vị có tạng Tỳ.

-  Hạ tiêu : Từ môn vị đến hậu môn có các tạng Can và Thận.

 4.  CÁC HOẠT ÐỘNG KHÁC : DINH, VỆ, KHÍ, HUYẾT, TINH, THẦN, TÂN, DỊCH :

A.DINH :  là dinh dưỡng, một chất tinh hoa của thuỷ cốc tạo thành tinh khí được vận chuyển bên trong mạch để nuôi ngũ tạng, lục phủ và cung cấp dinh dưỡng toàn thân.

B.VỆ : là phần tinh hoa đi ngoài mạch giữ nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.

C. KHÍ : gồm có khí hơi thở và khí nội lực làm nhiệm vụ xúc tiến cho dinh huyết nuôi dưỡng cơ thể.

D.HUYẾT : trung tiêu lấy tinh khí từ dinh dưỡng hoá thành huyết đổ vào trăm mạch để nuôi cơ thể.

E.TINH : gồm có tinh hoa của chất dinh dưỡng và tinh sinh dục, là sự phối hợp của khí huyết trong quan hệ dinh dưỡng cao cấp của cơ thể.

F.THẦN : là sự thể hiện của tư duy, trí tuệ, ý thức làm chủ hết thảy mọi sự hoạt động của sinh mạng con người.

G. TÂN DỊCH : là các chất nước có quan hệ đến quá trình tiêu hoá như : nước tiểu, mồ hôi, nước mắt, nước mũi .v.v..

5. PHỦ KỲ HẰNG : ngoài tạng phủ ra trong cơ thể còn có phủ kỳ hằng là những phủ khác thường gồm có :

A. NÃO TUỶ : thận sinh ra xương tuỷ, não là chỗ hội họp của tuỷ.

B. TỬ CUNG : chủ về kinh nguyệt, chủ về bào thai.



II. KINH LẠC :

  Kinh là những đường vận hành của khí chạy thẳng dọc theo cơ thể . lạc là những đường chạy ngang nối các kinh với nhau.

Hệ kinh lạc gồm các đường kinh khí nối liền từ trong tạng phủ ra ngoài được liên kết bắng các lạc nối với nhau, tạo thành một màng lưới chằng chịt khắp cơ thể. Kinh khí vận hành giúp cho cơ thể thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài. Trên những đường kinh có những nơi khí tụ lại gọi là huyệt. Có tất cả 12 đường kinh chính và 8 đường kinh phụ và khoảng 870 huyệt trên cơ thể.



HỌC THUYẾT KINH LẠC

I. HỆ THỐNG KINH LẠC
Kinh lạc là 1 hệ thống phong phú, gồm có :

- 12 Kinh Biệt.

- 12 Kinh Cân.

- 15 Lạc.

- 12 Kinh Chính.

- 8 Mạch Kỳ Kinh.


A- HỆ THỐNG KINH CHÍNH

Cơ Cấu Hệ Thống Kinh Chính

Gồm 12 đường kinh, xếp theo thứ tự tuần hoàn kinh khí :

Thủ Thái Âm Phế Kinh.

Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh.

Túc Dương Minh Vị Kinh.

Túc Thái Âm Tỳ Kinh.

Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh.

Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh.

Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh.

Túc Thiếu Âm Thận Kinh.

Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh.

Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh.

Túc Thiếu Dương Đởm Kinh.

Túc Quyết Âm Can Kinh.

Y học cổ truyền phân chia con người thành 6 Tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận và Tâm bào) và 6 Phủ (Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang và Tam tiêu), do đó cũng có 12 đường kinh tương ứng, mang tên các Tạng hoặc phủ đó.

Kinh nối với tạng là kinh âm, kinh nối với phủ là kinh dương, do đó có 6 kinh dương và 6 kinh âm, chia ra như sau :

3 kinh âm ở tay, 3 kinh dương ở tay.

3 kinh âm ở chân, 3 kinh dương ở chân.

Mỗi kinh chính đều có 1 vùng phân bổ, thuộc về 1 Tạng hoặc phủ nhất định.

Các kinh Âm và Dương đều có quan hệ Biểu Lý với nhau.

Thí dụ : Thủ Thái Âm Phế có liên hệ biểu lý với Thủ Dương Minh Đại Trường...

Âm dương là 2 mặt mâu thuẫn, thống nhất, do đó, trong mỗi đường kinh, cũng có 2 nhánh Âm và Dương tương phản nhau. Theo cách sắp xếp của Âm Dương, bên phải thuộc Âm, bên trái thuộc Dương, áp dụng vào đồ hình Thái cực ta có :

Nhánh kinh bên trái cơ thể, mang đặc tính Dương.

Nhánh kinh bên phải cơ thể, mang đặc tính Âm.

Cần nắm vững nguyên tắc này để vận dụng cách chẩn đoán và chọn huyệt khi điều trị.

Như vậy, không phải chỉ có 12 kinh chính mà là 12 cặp kinh chính, có tác dụng âm dương tương phản và hỗ trợ cho nhau.


B-KỲ KINH BÁT MẠCH
Theo người xưa, 4 khí dương từ trên đi xuống (Thiên khí) và 4 khí âm (địa khí) từ dưới đi lên, 8 dòng khí hóa trên giao lưu qua cơ thể con người, tạo thành 8 kinh, gọi là Kỳ kinh bát mạch.

Kỳ kinh bát mạch gồm : Nhâm mạch, Đốc mạch, Dương duy mạch, Âm duy mạch, Dương Kiều (Kiểu) mạch, Âm Kiều (Kiểu) mạch, Xung mạch và Đái (Đới) mạch.

Trong 8 mạch, trừ 2 mạch Nhâm và Đốc có huyệt riêng, còn 6 mạch khác không có huyệt riêng, có thể dùng 1 số huyệt của các kinh chính (huyệt Hội với 8 mạch) để điều hòa mạch khí của 6 mạch này.

Khác với 12 kinh chính, đường tuần hoàn mạch khí của 8 mạch, chỉ đi từ phần dưới cơ thể lên đầu mặt, trừ mạch Đới đi vòng quanh bụng dưới và thắt lưng.

Trên lâm sàng, chỉ có Mạch Nhâm và Mạch Đốc là thường được dùng đến, các mạch khác rất ít khi dùng hoặc chỉ được dùng như có tính cách phân chia trên lý thuyết cho hợp với hệ thống hoặc chỉ được nghiên cứu và dùng trong phép châm "Linh Quy Bát Pháp".

- 8 mạch, Nhâm, Đốc, Dương duy, Âm duy, Âm kiều, Dương kiều, Đới, Xung và Đới giao hội với 8 kinh : Tỳ, Tâm bào, Tiểu trường, Bàng quang, Đởm, Tam tiêu, Phế và Thận ở các huyệt : Công Tôn, Nội quan, Hậu khê, Thân mạch, Túc lâm khấp, ngoại quan, Liệt khuyết và Chiếu hải.

- 8 mạch có tác dụng : bổ sung chỗ thiếu hụt của 12 kinh

- Đốc, Nhâm, Xung và Đới trực tiếp với chức năng sinh đẻ.

- Dương kiều, Âm kiều trực tiếp với chức năng vận động.

- Dương duy, Âm duy trực tiếp với chức năng thăng bằng của cơ thể.

Partager cet article
Repost0
6 janvier 2010 3 06 /01 /janvier /2010 08:54

Học thuyết âm dương là một bộ phận trọng yếu trong y học cổ truyền.
Người xưa nhận thấy sự vật trong thiên nhiên luôn luôn có sự mâu thuẫn, đối lập và thống nhất với nhau, không ngừng vận động đễ phát sinh phát triển và tiêu vong như: sáng tối, ngày đêm, trời đất, nóng lạnh, nước lửa . v.v..gọi là âm dương.Trong y học cổ truyền học  thuyết âm dương quán triệt từ đầu đến cuối, từ đơn giản đến phức tạp trong suốt quá trình sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán điều trị và bào chế đông dược.




HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

1.  Âm dương đối lập : là sự mâu thuẫn giữa hai mặt âm dương như: ngày đêm, ngủ thức, nước lửa, lạnh nóng, hưng phấn và ức chế.

2. Âm dương hổ căn : là sự nương tựa vào nhau giữa hai mặt âm dương như : trong âm có dương, trong dương có âm.

3. Âm dương tiêu trưởng : là quá trình vận động không ngừng của âm dươngmọi sự vật sinh ra, lớn lên, già  cỗi, mất đi rồi lại sinh ra.

4.Âm dương bình hành : là sự thăng bằng giữa hai mặt đối lập.



Bốn mặt trên của sự vật nói lên các qui luật, mâu thuẫn nhưng thống nhất, thăng bằng nhưng vận động không ngừng, nương tựa nhưng chế ước lẫn nhau trong quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong.

Âm Dương và Bệnh Lý
a) Quá trình phát sinh bệnh
- Mỗi hiện tượng đều có 2 mặt : 1 dương (hưng phấn) và 1 âm (ức chế). Nếu 1 trong 2 tác động trên mạnh hoặc suy kém khác thường làm cho mất trạng thái quân bình âm dương, sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lý gọi là thiên suy hoặc thiên thắng.

b) Hư chứng, Thực chứng
Bệnh tật (sự rối loạn âm dương) phát sinh ra do nhiều nguyên nhân : dương thực, âm thực (hưng phấn) hoặc dương hư, âm hư (ức chế).

 

c) Âm Dương thực giả
Trên lâm sàng, nhiều hội chứng dễ gây lẫn lộn Âm Dương, nếu không chẩn bệnh 1 cách kỹ lưỡng, đó là các hội chứng chân giả.

- Dương cực tựa âm : Do nhiệt độc tới chỗ cùng cực, phục vào trong cơ thể gây ra người lạnh, hôn mê giống như âm chứng, chỉ khác ở chỗ là trong lạnh nhưng không thích đắp ấm, thần khí tuy hôn mê nhưng sắc mặt vẫn tươi, mạch tuy Trầm nhưng Hoạt và có lực.
- Âm cực tựa Dương : Do hàn tà đến chỗ cùng cực, đẩy dương hỏa ở trong ra ngoài, gây ra mình nóng, buồn phiền, khát nước, giống như dương chứng nhưng chỉ khác ở chỗ mình nóng mà thích đắp chăn ấm, miệng khát mà uống nước lạnh vào lại mửa ra ngay. Mạch thường Trầm Tế, không lực.

d) Âm Thăng Dương Giáng

- Huyết thuộc âm, do đó, phải thăng (đi lên), nếu huyết hư, không đi lên được, phần trên không được huyết nuôi dưỡng, gây chóng mặt, hoa mắt... nguyên nhân do âm hư, cần bổ âm.

- Khí thuộc dương, phải giáng (đi xuống), khí không làm tròn chức năng, thay vì đi xuống lại đi lên, gọi là khí nghịch gây ra chứng hen suyễn, khó thở, nguyên nhân do khí nghịch, cần điều chỉnh ở khí.


Bệnh tật sinh ra do sự mất thăng bằng  về âm dương, biểu hiện dương thắng, âm thắng, dương hư, âm hư. Ðiều trị bệnh là điều hoà lại âm dương. Trong chẩn đoán người ta nương tựa vào các cương lĩnh để xác định bệnh trong hay ngoài (biểu lý) nóng hay lạnh (hàn nhiệt) suy sụp hay hưng thịnh (hư thực) mô tả trạng thái và xu thế chung của bệnh tật thuộc âm hay dương để dùng thuốc âm hay thuốc dương mà điều trị cho thích hợp.



HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm  dương được  liên hệ một cách cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp sự liên quan của các sự vật.

Trong y học người xưa vận dụng ngũ hành để phân tích sự tương quan trong các hoạt sinh lý. Ngoài ra còn dùng để tìm tác dụng của thuốc để áp dụng vào việc bào chế.
Người xưa cho rằng trong thiên nhiên có năm loại vật chất chính đó là :Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thuỷ (nước), Hoả (lửa), Thổ (đất).Mọi hiện tượng trong tự nhiên được xếp theo năm loại vật chất trên gọi là ngũ hành.
Trong điều kiện bình thường, thiên nhiên, vật chất và con người có liên quan mật thiết với nhau, tác động nhau chuyển biến không ngừng bằng thúc đẩy nhau (tương sinh) hoặc chế ước lẫn nhau (tương khắc) để giữ được mối thăng bằng âm dương.
Trong điều kiện bất thường về bệnh lý, có nhiều tạng phủ quá mạnh hay quá yếu sẽ xảy ra hiện tượng khắc quá mạnh (tương thừa) hay chống lại cái khắc mình (tương vũ) Ðông y dùng qui luật tương thừa hay  hay tương vũ để giải thích một số cơ chế sinh bệnh và áp dụng điều trị.

ngu-hanh-sinh-khac.gif


1. Tương sinh

Tương sinh là quan hệ hỗ trợ để sinh trưởng, thúc đẩy nhau cùng phát triển : Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổs, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, cứ như vậy mà tái diễn. Mỗi hành đều có 2 mặt tương quan về hành sinh ra nó và hành nó sinh ra. Thí dụ : Đối với hành Mộc, thì Hỏa là hành nó sinh ra và thủy là hành sinh ra nó

Thủy --- Mộc --- Hỏa

(Sinh nó) (Nó sinh)

Suy rộng ra thì : Đối với Mộc, Thủy sinh Mộc, vậy Thủy là Mẹ (Mẫu) còn Mộc là con (tử). Mộc sinh Hỏa thì Mộc là mẹ và Hỏa là con. Cần nhớ quy luật này để áp dụng các nguyên tắc chữa trị : "Hư bổ mẫu và thực tả tử", là 2 nguyên tắc thường được dùng.

 
2. Tương khắc

Quan hệ hạn chế sự thái quá : Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.

Mỗi hành cũng có 2 mặt tương quan về hành khắc được nó và hành nó khắc được.

Cụ thể là, gọi Mộc là Ta thì, Kim khắc Mộc, Kim là cái khắc Ta, Mộc khắc Thổ, Thổ là cái Ta khắc.

3. Phản sinh, Phản khắc  
Từ trước, khi nói đến Sinh Khắc, hầu như người ta chỉ nói đến sinh khắc 1 chiều : Mộc sinh Hỏa, Kim khắc Mộc. Tuy nhiên đào sâu vào từng hoạt động của Ngũ hành ta thấy : Mộc vượng (á ) làm không Thổ suy (â ) không sinh được Kim và không khắc được thủy. Vậy Mộc vượng (á ) làm Kim suy (â ) và Thủy vượng (á ). Nói cách khác, Mộc phản khắc Kim (thay vì Kim khắc Mộc) và Mộc phản sinh Thủy (thay vì Thủy sinh Mộc).

4. Tương thừa

Là quan hệ tương khắc không bình thường : Mạnh quá lấn yếu.

- Một hành nào đó, nếu quá mạnh sẽ khắc hành bị nó khắc mạnh hơn. Thí dụ : Bình thường, Can Mộc khắc Tỳ Thổ, vì giận dữ, làm Mộc gia tăng nhiều hơn sẽ khắc thổ nhiều hơn bình thường gây bụng đau, bao tử loét... Khi điều chỉnh, phải điều chỉnh ở Can Mộc.

- Ngược lại, nếu nó quá yếu sẽ bị khắc chế mạnh hơn bởi hành khắc được nó.

Thí dụ : Trong chứng Lao Phổi, người bệnh hay sốt về chiều, phổi bệnh do Phế Kim suy yếu, theo Ngũ hành, Hỏa khắc Kim, nay Kim suy yếu, Hỏa nhân cơ hội Kim suy, khắc mạnh hơn gây sốt kéo dài, nhất là từ trưa đến chiều tối (là giờ của Hỏa vượng, Kim suy). Khi điều trị, chủ yếu phải điều trị ở Phế Kim chứ không phải ở Tâm Hỏa, cho dù có dấu hiệu của Tâm hỏa.

5. Tương vũ

Đây cũng là 1 quan hệ tương khắc không bình thường, yếu chống lại mạnh.

- Một hành nào đó, nếu mạnh quá, sẽ ức chế ngược lại hành khắc được nó.

Thí dụ : Bình thường thì Thủy khắc Hỏa, trong trường hợp bị trúng nắng, sức nóng (nhiệt) bên ngoài làm cho Hỏa khí bị kéo theo, mạnh hơn, bùng lên, khắc ngược lại Thủy làm cho Thủy suy, gây đổ mồ hôi, sợ lạnh... Khi điều trị, phải điều chỉnh ở Hỏa chứ không phải ở Thủy.

- Ngược lại, nếu nó quá yếu, sẽ bị hành mà nó khắc trở nên khắc ngược lại nó.

Thí dụ : Trong trường hợp Trụy Mạch, Hỏa suy kém gây lạnh người, huyết áp thấp, Kim nhân cơ hội Hỏa suy, bùng lên khắc ngược trở lại Hỏa, làm cho thở nhanh hơn, tim đập chậm hơn, có khi gây ngưng đập.

Như vậy, Ngũ Hành Sinh Khắc qua lại 2 chiều chứ không phải chỉ có 1 chiều.



THIÊN ĐỊA NHÂN HỢP NHẤT
Xác định được nguyên nhân gây bệnh là 1 việc rất phức tạp, vì có nhiều yếu tố, nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các nhân tố chính gây nên bệnh, Y học cổ truyền đã chia ra làm mấy loại sau :

- Hoàn cảnh thiên nhiên (khí hậu, địa lý...) ảnh hưởng đến con người và thường gom vào 6 loại gọi chung là 6 khí : Phong (gió), Hàn (lạnh), Thử (nóng), Thấp (ẩm ướt), Táo (khô ráo), Hỏa (nhiệt) tức lục khí, lục Dâm gọi là nguyên nhân bên ngoài.

- Hoàn cảnh gây ra những rối loạn Tâm sinh lý do 7 thứ tình (Vui, buồn, giận, lo, nghĩ, kinh, sợ) gọi là nguyên nhân bên trong.

- Các nguyên nhân khác như : đàm ẩm, chấn thương, rắn cắn...


A.- NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI (NGOẠI NHÂN)
Sáu khí (Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa) của khí hậu, khi biến đổi bình thường thì cơ thể thích nghi dễ dàng. Tuy nhiên, khi khí hậu không binh thường, thường gọi là trái gió... trở trời... thì lại là nguyên nhân gây bệnh gọi là Lục dâm, lục tà.
B.- NGUYÊN NHÂN BÊN TRONG ( NỘI NHÂN) 
Thất tình Nguyên nhân bên trong chủ yếu do thất tình gây nên. Vui (hỷ), giận (nộ), buồn (ai), thương (ái), ghét (ố), sợ (cụ), muốn (dục). Bảy tình này kích thích quá độ hoặc kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của khí huyết làm rối loạn chức năng của tạng phủ gây nên bệnh : huyết áp cao, bao tử loét, thần kinh suy nhược...
C.- NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC (BẤT NỘI NGOẠI NHÂN)
Là tất cả những nguyên nhân khác, không do cảm nhiễm bởi tà khí lục dâm, cũng không phải do thất tình làm cơ thể suy yếu mà sinh bệnh, cụ thể là :1. Đàm ẩm , 2. Ứ huyết ,3. Ăn uống ,4. Sang chấn, trùng thú cắn , .....

3 loại nguyên nhân trên có liên hệ mật thiết với nhau. Nguyên nhân bên ngoài khó xâm nhập vào cơ thể nếu cơ thể khỏe mạnh. Nguyên nhân bên trong cũng phát sinh hoặc phát triển nặng hơn nhờ sự hỗ trợ của các nguyên nhân khác.


CƠ THỂ VÀ NHỊP SINH HỌC
Su tuần hoàn của môi trường nội thể  được gọi chung là : "Cyclostasis". Kyklos tiếng Hy Lạp là vòng tròn và stasis là bất động, mang ý nghĩa như 1 chu kỳ : thân nhiệt , huyết áp và mạch , Gan mật , Dịch vị bao tử , Nội tiết , .....tuần hoàn theo chu kỳ .






Partager cet article
Repost0
21 novembre 2009 6 21 /11 /novembre /2009 15:01

Bài Côn TS

TS trích thủy địa xà liên
Thượng bồng kỳ Lân thối bạch viên
Qui kỳ độc giác trung bình hạ
Thượng thích đại đăng tấn thừa thiên
Hồi đầu trực chỉ liên tam thích
Đồng Tân thuận thế phá vân biên
Tẩu thố hồi sơn hoành phá kiếm
Linh miêu mai phục tấn thích ngưu
Thừa châu bố địa loan côn thích
Hồi tiển kim kê đả trung lang
Phi phụng sậu võ khai ngưu giác
Tiểu tử tam thiền giá mã an.


Partager cet article
Repost0
21 novembre 2009 6 21 /11 /novembre /2009 14:59

Bài Thiệu TH

Tả mê vân thiết tảo
Hữu mê vân thiết tảo
Đồng tử phản âm
Ngũ thốn kim khước
Đạp thiết mã chiến thân phục hổ
Xá thân hạt xấp
Thượng mã tướng quân thiết ấn
Hữu thượng mã tướng quân thiết ấn
Thiết tảo thủ liên hườn phóng tiễn
Song tam tiễn
Hắc ngưu nhập thạch
Kim kê phi cánh
Tả tảo hữu bát
Hữu tảo tả bát
Khấu đả tam tinh
Tứ thông khước
Hổ phong thế môn
Đại ấn chưởng
Lạc mã khấu đả
Pháo thăng thiên
Bôn chim lạc tốt
Thượng mã tam bộ quá tam chim
Ô vong cái nguyệt

Partager cet article
Repost0
21 novembre 2009 6 21 /11 /novembre /2009 14:58

Bài thiệu LM

1_LM độc thọ nhất chi vinh
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
Đản nhất khấp ba hồi lão khởi
Phi nhất sắc tiềm thối khinh đình
Tàn nhan hổ dương oai thiết tảo
Chuyển vóc long tất lực lôi hoành
Lão hầu tọa tĩnh liên ba biến
Hồ điệp song phi lão bản sanh
Nguyệt quạt song câu lôi điển chấn
10_Dương tôn tam tảo hổ xà thành.

Partager cet article
Repost0